Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CÁC CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG LAO ĐỘNG NỮ Ở HÀN QUỐC (Phần 2)

Đăng ngày:

2. Cân bằng công việc-cuộc sống của phụ nữ

Một trong những đặc điểm của cung ứng lao động nữ có liên quan trực tiếp tới số giờ làm việc.

Bảng phân bố thời gian làm việc nhà hàng tuần của từng giới ở Hàn Quốc cho thấy, nam giới nước này chỉ dành 6 tiếng mỗi tuần cho việc nhà. Trong khi đó, phụ nữ Hàn Quốc dành tới 32 tiếng mỗi tuần cho việc nhà. Ngược lại, thời gian phụ nữ làm việc tại công sở chỉ bằng một nửa so với nam giới.

Bảng 2. Phân bố thời gian công việc trong tuần của nam và nữ giới (30 đến 59 tuổi) năm 2009

(Đơn vị: giờ, %)

 

Tham gia thị trường

lao động

Công việc nhà

Tổng số lao động

Sở thích cá nhân

Chăm sóc bản thân

Tổng số thời gian

Nam

49,3

(29,4)

6,0

(3,6)

55,3 (32,9)

36,2 (21,5)

76,5

(45,5)

168 (100,0)

Nữ

26,5

(15,8)

31,8 (18,9)

58,3 (34,7)

34,5 (20,5)

75,2

(44,8)

168 (100,0)

Nguồn: Thống kê lực lượng lao động từ số liệu của OECD.

Điều này có nghĩa là, phụ nữ Hàn Quốc chịu trách nhiệm chính trong việc nhà (bao gồm cả chăm sóc con cái) đang chịu gánh nặng bởi số giờ làm việc liên tục. Vì vậy, phụ nữ đã kết hôn thường gặp vất vả trong giai đoạn này. Họ chấp nhận giảm thời gian làm việc, dành nhiều thời gian phục vụ gia đình để đạt được cân bằng trong công việc-cuộc sống. Hình vẽ 4 dưới đây chứng tỏ mối liên quan giữa số giờ làm việc trung bình hàng năm của người lao động thuộc các nước OECD và tỷ lệ có việc làm của phụ nữ từ 25 tới 54 tuổi. Trên thực tế, có mối liên quan chặt chẽ giữa hai yếu tố trên. Nói cách khác, tỷ lệ có việc làm của phụ nữ cao ở các quốc gia có số giờ làm việc ít và thấp ở các nước có số giờ làm việc dài hơn.

Hình 4. Số giờ làm việc hàng năm và tỷ lệ có việc làm của phụ nữ từ 25 đến 54 tuổi (năm 2010)

CÁC CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG LAO ĐỘNG NỮ Ở HÀN QUỐC (Phần 2)

Nguồn: Số liệu thống kê từ OECD.

Đồ thị trên có thấy, lao động Hàn Quốc có số giờ làm việc nhiều nhất và phụ nữ Hàn Quốc có ít việc làm hơn so với các quốc gia khác. Điều này có nghĩa rằng, thời gian làm việc dài có thể là nhân tố chính gây trở ngại cho phụ nữ. Phụ nữ đã kết hôn trải qua giai đoạn khó khăn do không thể tiếp tục công việc toàn thời gian (xảy ra tình trạng thiếu việc làm với thời gian làm việc dài).

 

Hình 5. Số giờ làm việc trên thị trường lao động của Hàn Quốc, Số giờ làm việc của từng người và tỷ lệ việc làm theo chu kỳ sống

CÁC CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG LAO ĐỘNG NỮ Ở HÀN QUỐC (Phần 2)

 

Hình 5 biểu thị phân bố thời gian của lao động nam và nữ Hàn Quốc theo khung phân tích của chu kỳ sống.Thị trường lao động Hàn Quốc cũng tương tự như Tây Ban Nha và Ý, đều mang đặc điểm duy trì lao động toàn thời gian với số giờ làm việc dài, nhiều phụ nữ từ bỏ công việc khi gánh vác trách nhiệm công việc gia đình. Trên thực tế, phụ nữ Hàn Quốc có số giờ làm việc  nhiều hơn 5-10 tiếng so với phụ nữ ở Tây Ban Nha và Ý. Thị trường lao động Hàn Quốc cũng có điểm giống với Pháp vì tỷ lệ có việc làm của phụ nữ đều có sự cải thiện sau giai đoạn nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tựu trung, phụ nữ Hàn Quốc rất mong muốn tham gia hoạt động kinh tế nhưng các điều kiện của thị trường lao động không có những hỗ trợ thích hợp.

3. Chính sách để tăng cường việc làm của nữ giới

Hiện nay, thị trường lao động Hàn Quốc gặp nhiều vấn đề: yếu kém trong năng lực để tạo ra việc làm cho phía cầu lao động, dân số già và thiếu lực lượng lao động ở phía cung. Do đó, tăng cường sử dụng lao động nữ được coi là một nhiệm vụ trọng tâm.

Kể từ khi trở thành xã hội già hóa từ những năm 2000, tỷ lệ sinh của Hàn Quốc đạt mức thấp nhất 1,2 trẻ/1000 dân. Trong tương lai, Hàn Quốc sẽ trở thành xã hội già hóa vào năm 2017 và xã hội siêu già hóa vào năm 2016. Vì vậy, một yêu cầu cấp thiết đối với Hàn Quốc là đồng thời nâng cao tỷ lệ có việc làm của phụ nữ và tỷ lệ sinh. Điều tương tự trên đã được áp dụng ở các quốc gia khác. Chính sách để giải quyết vấn đề này gồm hai giải pháp: giảm gánh nặng nuôi dưỡng trẻ nhỏ (thông qua chế độ nghỉ thai sản, hệ thống chăm sóc trẻ công) và hỗ trợ một cuộc sống cân bằng công việc với nhiều việc làm bán thời gian.

Tại khu vực Bắc Âu như Thụy Điển và Na Uy, các nước này đã duy trì phụ nữ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ sinh ở mức cao bằng cách tạo điều kiện thuận lợi tại công sở có phụ nữ làm việc toàn thời gian và chính phủ chịu trách nhiệm về việc chăm sóc trẻ nhỏ. Ở trường hợp khác, Hà Lan đã cải cách pháp luật và các quy định nhằm tăng cường việc làm bán thời gian và cân bằng cuộc sống của phụ nữ thông qua hệ thống làm việc linh hoạt. Tuy  nhiên, tại thị trường lao động được vận hành với số lao động toàn thời gian có thời gian làm việc dài như Tây Ban Nha và Ý,  việc làm của phụ nữ đang nuôi con nhỏ sẽ gặp nhiều trở ngại. Hậu quả là sự gia tăng số lượng phụ nữ đi làm sẽ dẫn tới giảm tỷ lệ sinh.

Chính sách lựa chọn của Hàn Quốc là tập trung vào công việc toàn thời gian (giống như của Thuỵ Điển và Mỹ) và công việc bán thời gian (các nước Trung Âu như Hà Lan) nhằm tăng cường việc làm của phụ nữ. Văn hóa Hàn Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo luôn có sự phân chia công việc giữa nam và nữ: người đàn ông là trụ cột gia đình, phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong nuôi con và nội trợ. Bởi vậy, việc tăng việc làm với số giờ làm việc ngắn và linh hoạt có thể là giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế.

Nhật Bản là quốc gia có nhiều đặc điểm văn hoá, xã hội cũng như cấu trúc thị trường lao động tương tự như Hàn Quốc. Phụ nữ Nhật Bản chiếm 30,5% lao động bán thời gian và 67,6% tổng số lực lượng lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ trên của Nhật Bản cao hơn 20% và 10% so với tỷ lệ tương ứng của Hàn Quốc. Vì vậy, chính phủ Hàn Quốc cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách nhằm tăng cường việc làm có sự cân bằng trong cuộc sống gia đình và công việc thông qua số giờ làm việc ngắn và linh hoạt hơn. Các chính sách nên được triển khai theo hướng tăng việc làm có thể cân bằng công việc-cuộc sống, đặc biệt trong các khu vực công cũng như các doanh nghiệp lớn. Tại đây, không xảy ra tình trạng lo ngại quá nhiều việc làm ít thời gian, linh hoạt và kết quả sẽ tạo ra nhiều việc làm ngắn hạn.

Đối với các công ty thực hiện hệ thống quản lý nguồn nhân lực do nam giới thống trị từ lâu, công ty sẽ gặp khó khăn khi triển khai các hoạt động: tăng cường phòng nghỉ trong giờ làm việc, quản lý và tuyển dụng lao động bán thời gian. Do vậy, chính phủ cần đưa ra hình thức khuyến khích phù hợp thông qua giới thiệu một mô hình cân bằng công việc-cuộc sống và hỗ trợ cho khoản tăng trong chi phí nhân lực xuất phát từ việc tăng chi phí cố định.

 

Tống Thùy Linh, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc

Lược dịch từ nguồn: Sookyeong Hwang (Korea Development Institute), “Improving Employability of The Marginal Groups”, Studies on Policies for Korea’s Social Cohesion, 4/2014.


Scroll To Top