Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


SỰ NỔI LÊN CỦA TẦNG LỚP THƯƠNG NHÂN TRONG XÃ HỘI TRIỀU TIÊN HIỆN NAY (Phần 2)

Đăng ngày:

Phạm vi hoạt động

Sản xuất: Doanh nghiệp nhỏ lẻ xuất hiện

Chiến dịch sản xuất hàng hóa và tiêu dùng cho người dân 8.3[1] hướng tới mục tiêu "tự lực". Với khẩu hiệu "chi tiết tới từng hộ gia đình," nhà máy không chỉ sản xuất các mặt hàng được chỉ định mà còn sử dụng các sản phẩm phụ (chiếm từ 5 tới 10%) để sản xuất các sản phẩm mà người dân có thể cần. Khi nền kinh tế trở nên ảm đạm và hoạt động nhà máy sản xuất khó khăn, các công việc chi tiết bắt đầu mở rộng. Thay vì nhận tiền lương, ngày càng có nhiều người bắt đầu nhận được các vật liệu phụ để làm ở nhà rồi sau đó bán ra thị trường sản phẩm hoàn chỉnh.

Theo thời gian, quá trình này đã phát triển gần giống với một hình thức sản xuất. Mặc dù sản phẩm của chiến dịch 8.3 được coi là có chất lượng thấp nhất nhưng chúng vẫn được sử dụng rộng rãi. Việc sản xuất các sản phẩm phổ biến được tăng cường và trong một số trường hợp, một công việc chi tiết cụ thể được thu thập giao cho một cá nhân, sau đó nhận trưng thu cho nhà máy. Trong trường hợp như thế, các nhân viên vốn có trong nhà máy được tái tuyển dụng và đưa vào làm việc.

Nhà máy giày là một ví dụ điển hình. Khi gặp khó khăn trong việc trả lương cho công nhân, những vật liệu để làm cho đôi giày đã được đưa ra để thay thế. Các bộ phận như đế giày cần được xử lý tại các nhà máy, được làm ra trước và được cung cấp cùng với các vật liệu khác có thể được lắp ráp bằng tay tại nhà để bán ra thị trường. Khi một số kiểu giày trở nên phổ biến, những công việc chi tiết trở nên quá tải trong khâu sản xuất thì những công nhân của nhà máy sẽ được đi làm lại để sản xuất và bán những đôi giày này.

Một ví dụ khác là nhà máy động cơ. Một sản phẩm phụ của  bộ phận động cơ, quạt điện đã trở thành sản phẩm được lựa chọn để trả cho chi phí hoạt động khi nền kinh tế đi xuống. Thậm chí, quạt điện đã trở thành sản phẩm chính. Nhà hàng là một ví dụ đáng chú ý khác. Mọi người làm mì hoặc bánh mì ở nhà rồi sau đó bán ra thị trường. Những người đặc biệt thành công có thể lập các xưởng mì hoặc phát triển quan hệ với các tổ chức khác để mở nhà hàng.

Phân phối: Thương gia hoàn chỉnh xuất hiện

Phần lớn các tầng lớp thương nhân ở Triều Tiên làm việc trong khâu phân phối, bán những sản phẩm có chỗ đứng tại thị trường ổn định hoặc gian hàng tại các thị trường mở. Trong số đó, có người sản xuất sản phẩm của họ, có người bán sản phẩm họ thu được từ các nhà máy hoặc các doanh nghiệp thương mại. Lĩnh vực phân phối của Triều Tiên đã được chia ra và bây giờ cũng có những giai đoạn phân phối trung gian. Những người bán buôn mua sản phẩm từ các nhà máy, trang trại tập thể hoặc các nhà kinh doanh rồi sau đó phân phối cho các thương gia bán buôn ở cấp thấp hơn tại các chợ để họ bán lại cho những  người bán lẻ.

Trong những năm gần đây, xuất hiện một xu hướng hướng đến kênh phân phối phân đoạn chuyên sâu vào một lĩnh vực như thiết bị điện, quần áo, giày dép và ngũ cốc v.v… Tại Bình Nhưỡng, toàn bộ thị trường chuyên về một sản phẩm đang nổi lên. Các thị trường này đang dần trở nên chuyên môn hóa cao thông qua hình thức truyền miệng .

Việc bán ngũ cốc là một ví dụ điển hình. Các thương nhân bí mật  lấy một lượng nhất định từ các trang trại tập thể được chọn hoặc từ các tổ chức viện trợ nước ngoài để cung cấp cho thị trường. Các trang trại được chọn sẽ báo giá đầu ra thấp hơn so với giá trị thực của nó và bán phần còn lại với giá cao hơn so với giá mua quốc gia. Hiện nay, giá bán lẻ gạo ở Triều Tiên là 8.000 KPW/ 1kg trong khi mỗi kg bán buôn lại chỉ có giá từ 1.000 ~ 2.000 KPW . Như trường hợp ngũ cốc được chuyển đến nhờ sự viện trợ nước ngoài sẽ được mua từ các tổ chức tương ứng nhận được sự trợ giúp này. Khi có người trung gian tham gia vào quá trình phân phối , giá cuối cùng đến với khách hàng thường gấp hơn ba lần so với giá gốc. Việc bán buôn thực phẩm hiện nay được cho biết là đã có một mạng lưới phân phối trên toàn quốc và những biến động đồng thời của giá gạo tại thị trường ở Sinuiju , Bình Nhưỡng và Hyesan chính là bằng chứng cho điều này.

Có khả năng là nhiều sản phẩm công nghiệp khác cũng đang được kết nối trên toàn miền Bắc của đất nước này. Trong thực tế, Chính phủ đã công khai xin lỗi và mở lại thị trường Bình Nhưỡng cũng như thị trường Sunam, những nơi đã bị buộc đóng cửa vào tháng 2 năm 2010 sau khi có cuộc định giá lại ngoại tệ vào  30 tháng 11 năm 2009 gây ra một phản ứng dữ dội trong nhân dân.

Tài chính : Sự nổi lên của những người cho vay nặng lãi
Mặc dù có rất nhiều ngân hàng ở Triều Tiên nhưng việc thiếu lãi suất và các khoản cho vay khiến chúng không thích hợp với người dân Triều Tiên.Hơn nữa, mức lương cơ bản ít ỏi khiến họ khó khăn không thể tiết kiệm được . Tuy nhiên, vì thương mại phát triển mạnh, việc tiết kiệm và cho vay đã trở thành thiết yếu, tạo ra điều kiện lý tưởng cho sự xuất hiện của hình thức cho vay nặng lãi. Tương tự như hiệu cầm đồ, những kẻ cho vay nặng lãi coi hàng hoá như tài sản thế chấp cho các khoản vay hoặc cho vay trên cơ sở quen biết. Các khoản vay có lãi suất lên đến 30 %. Mặc dù lãi suất nhiều và rủi ro cao , nhu cầu vay vốn kinh doanh ngày càng tăng và việc thiếu các lựa chọn thay thế đã tạo cơ hội cho việc phát triển và mở rộng hình thức cho vay tư nhân.
Điều đáng ngạc nhiên là Triều Tiên cũng có nhiều gian hàng giao dịch ngoại tệ, cung cấp dịch vụ tại chợ đen hơn là những điểm giao dịch với tỷ giá chính thức. Người ta sử dụng chúng thay cho các ngân hàng khi các ngân hàng yêu cầu khách hàng tiết lộ nguồn gốc của ngoại tệ cũng như toàn bộ tài sản của mình; khách hàng tại các ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại chính thức. Các đại lý giao dịch ngoại tệ hoạt động dựa vào thị trường , quản lý trung bình khoảng 100,000 $ . Người ta nói rằng có thể trao đổi 1.000.000 $ tại thị trường công cộng ở  Bình Nhưỡng chỉ trong vòng khoảng thời gian một giờ. Tốc độ này có thể cho thấy sự phổ biến đồng đô la Mỹ ở Triều Tiên . Trên thực tế, nhiều người Triều Tiên có xu hướng giữ đô la hơn là đồng nội tệ không ổn định của họ. Nhờ đó, các đại lý  có thể tạo ra lợi nhuận đáng kể, mặc dù có
rủi ro khá cao.

Người lược dịch: Nguyễn Ngọc Mai, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc

Theo nguồn:

http://www.seriworld.org/16/qt_Section_list.html?mncd=0301&dep=1&pub=20130422&year=2013&pubseq=341

 



[1] Chiến dịch sản xuất hàng hóa và tiêu dùng cho người dân 8.3, tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng. Chiến dịch này được đặt tên như vậy sau khi Chủ tịch Kim Jong-il tham quan cuộc triển lãm các sản phẩm công nghiệp nhẹ được tổ chức tại Bình Nhưỡng vào ngày 03 Tháng Tám năm 1984. Phong trào yêu cầu các công nhân sử dụng nguồn lực sẵn có tại địa phương và cơ sở sản xuất để sản xuất hàng tiêu dùng cần thiết. Về mặt hình thức, phong trào này không khác nhiều so với các chương trình công nghiệp địa phương tồn tại từ những năm 1960. Theo đó, các cửa hàng bán hàng trực tiếp đã được thành lập để phân phối hàng hóa sản xuất theo phong trào 8.3 trực tiếp cho người tiêu dùng. Phong trào được mô tả như là một khu vực thứ ba trong việc sản xuất hàng tiêu dùng, bên cạnh khu vực  công nghiệp nhẹ thuộc sự quản lý của Trung ương và ngành công nghiệp truyền thống được các địa phương kiểm soát.


Scroll To Top