CHÍNH SÁCH ĐỐI PHÓ VỚI TỶ LỆ SINH THẤP Ở HÀN QUỐC (Phần 2)
Đăng ngày:
II. Chính sách đối phó và xu hướng sinh gần đây Mặc dù chính quyền bắt đầu quan tâm tới vấn đề trên từ năm 2002, một số biện pháp chính sách được thực thi vào năm 2003 đến năm 2005, nhưng phải đến giữa năm 2006 mới đánh dấu bước ngoặt khi chính sách đối phó toàn diện đa hướng dưới cái tên Kế hoạch Cơ bản Đầu tiên với Tỷ lệ sinh thấp và Xã hội già hóa được bắt đầu. Do đó, kế hoạch này cần nhiều thời gian hơn để xác thực giá trị mà nó mang lại. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là lần đầu tiên số lượng trẻ em tăng kể từ năm 1994 từ 438 nghìn trẻ trong năm 2005 lên 452 nghìn trẻ trong năm 2006 và 497 nghìn trẻ trong năm 2007, tăng tổng tỷ suất sinh từ 1,08 trong năm 2005 lên 1,13 năm 2006 và 1,26 năm 2007. Ngoại lệ duy nhất là vào năm 2000 chứng kiến sự bùng nổ dân số khi bước sang thiên niên kỷ mới. Theo kết quả thu đuợc trong khoảng thời gian ngắn, có thể là quá sớm để nói rằng tỷ lệ sinh của Hàn Quốc đạt mức thấp nhất trong năm 2005 và sau đó quay sang xu hướng tăng. Tuy nhiên, sự gia tăng trên được đánh giá để phân tích cho những nỗ lực trong tương lai nhằm khắc phục xu hướng sinh thấp nhất trong xã hội Hàn Quốc. Những yếu tố chính để được xem xét bao gồm sự thay đổi trong đặc điểm nhân khẩu học như cơ cấu tuổi của phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ và tác động của những thay đổi kinh tế-xã hội như chu kỳ kinh tế, thực hiện chính sách, mối quan tâm và môi trường xã hội, v.v… A. Tác động của nhân khẩu học Sự gia tăng số lượng trẻ em gần đây là do thay đổi trong khả năng sinh sản chứ không phải là cơ cấu tuổi của phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ. Sự gia tăng khả năng sinh sản chiếm 141,5% trên mức tăng số lượng trẻ được sinh vào năm 2006 so với năm 2005. Trong khi đó thay đổi trong cấu trúc tuổi của phụ nữ ở thời kỳ mang thai đóng vai trò tiêu cực, làm giảm số lượng các ca sinh. Kết quả tương tự đã cũng đuợc thể hiện trong năm 2007, khả năng sinh sản tăng chiếm 114,5% trong mức tăng số lượng trẻ được sinh ra. Sự khác biệt giữa năm 2006 và 2007 là các tác động tiêu cực trong sự thay đổi cơ cấu tuổi dẫn đến tỷ lệ giảm. Tuy nhiên, sự đóng góp của hai yếu tố nhân khẩu học trên đã làm gia tăng khả năng sinh sản gần đây ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đối với nhóm tuổi từ 20-24, cả khả năng sinh sản và số phụ nữ giảm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mức sinh chung, từ năm 2005 đến 2006. Tuy nhiên, khả năng sinh sản đã tăng lên cả về số ca sinh, ngay cả khi có sự sụt giảm trong số phụ nữ trong nhóm tuổi này. Đối với nhóm tuổi 25-29, số phụ nữ tăng lên nhưng khả năng sinh sản giảm trong năm 2006, góp phần tiêu cực đến mức sinh chung. Trong năm 2007, khả năng sinh sản và số lượng phụ nữ trong nhóm tuổi đều tăng, dẫn đến sự gia tăng trong số lượng ca sinh. Đối với nhóm tuổi 30-34, số lượng phụ nữ giảm nhưng khả năng sinh sản tăng lên ở mức độ lớn hơn trong năm 2006 và 2007, điều này có tác động tích cực trên mức sinh chung. Đối với nhóm tuổi từ 35-39, số lượng phụ nữ và khả năng sinh sản trong nhóm tuổi này tăng lên trong năm 2006 và 2007 làm cho số ca sinh ở độ tuổi này tăng lên. Một đóng góp lớn hơn được tạo ra bằng cách gia tăng tầm quan trọng của phụ nữ trong nhóm tuổi từ 25-29, do sự bùng nổ dân số, những người được sinh ra trong khoảng thời gian giữa năm 1979 và 1982 và tỷ lệ kết hôn tăng gần đây, làm cho số ca sinh ở độ tuổi này tăng lên. Như vậy, số lượng các cuộc hôn nhân đầu tiên của phụ nữ dưới 35 tuổi tăng từ 236 nghìn trong năm 2004 lên 259 nghìn trong năm 2006 và 268 nghìn vào năm 2007. Điều này chủ yếu là do sự xâm nhập của sự kiện bùng nổ dân số trong độ tuổi kết hôn và sự gia tăng của các cuộc hôn nhân bị trì hoãn. Hiện tượng sau có thể là trùng hợp với sự gia tăng trong tỷ lệ hôn nhân ở độ tuổi cụ thể trong những năm gần đây. B. Ảnh hưởng kinh tế Trong thực tế, tồn tại một mối quan hệ tích cực giữa các chu kỳ kinh tế và tỷ lệ sinh: nếu điều kiện kinh tế được cải thiện, tỷ lệ việc làm và mức thu nhập tăng thì kết hôn và tỷ lệ sinh tăng, và ngược lại. Có thể thấy rằng, ở Hàn Quốc gần đây, sự tăng trong tổng tỷ suất sinh (theo như số liệu năm 2006 và 2007) là do phục hồi kinh tế đi kèm với sự gia tăng tỷ lệ việc làm từ năm 2003. Mặc dù phục hồi kinh tế từ năm 2003, nhưng tỷ lệ sinh bắt đầu tăng từ năm 2006. Khoảng thời gian 3 năm có thể do sự thay đổi trong thái độ, quyết định cho hôn nhân, sinh nở và mang thai sau khi có sự thay đổi trong tình hình kinh tế. C. Tác động trong chính sách đối phó Để đo lường hiệu quả của các chính sách đối với thay đổi khả năng sinh sản trong một thời gian thực hiện ngắn là rất khó. Bởi vì có rất nhiều yếu tố bao gồm chính sách có hiệu lực tác động tới khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một phân tích được thực hiện để theo dõi hoạt động của các biện pháp chính sách khác nhau tại Hàn Quốc. Trong Bảng 9, chúng ta có thể thấy một bước nhảy lớn hơn từ phản ứng chính sách kể từ khi được tung ra trong năm 2006. Bảng 3. Một số kết quả đầu ra của các chính sách đối phó gần đây 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ lệ trợ cấp trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 7,5 11,0 21,9 30,5 40,0 Tỷ lệ tham gia giáo dục sau khi tới trường - 36,3 37,9 41,6 49,8 Số lượng các cơ sở công chăm sóc trẻ và tại nơi làm việc 4.405 6.245 14.459 17.211 17.650 Số trẻ em tham gia dịch vụ chăm sóc trẻ dài ngày 4.405 6.218 14.395 17.138 17.572 Tỷ lệ các trưòng mẫu giáo trông trẻ cả tuần trên cả nước - 27,3 63,8 73,3 78,5 Tỷ lệ bà mẹ được hưởng lợi từ dịch vụ bảo vệ thai sản - - - 99,5 108,3 Nguồn: Chính phủ Hàn Quốc Nhóm tham khảo: tuổi mẹ (> 35), trình độ học vấn của người mẹ (tốt nghiệp cấp 3 hoặc thấp hơn), thu nhập hộ gia đình (100% hoặc cao hơn so với mức trung bình), hoạt động kinh tế (thất nghiệp), tình trạng kinh tế (người lao động không được trả lương) III. Kết luận Có thể kết luận rằng, sự gia tăng trong mức sinh những năm gần đây dường như là do thay đổi trong các yếu tố nhân khẩu học (chủ yếu là tăng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và hôn nhân, đặc biệt là nhóm tuổi 25-29), phục hồi kinh tế, chính sách đối phó, sự ảnh hưởng lẫn nhau. Từ kết quả như vậy, có thể thấy một số triển vọng sau: Thứ nhất, có thể dự báo rằng, nếu một số yếu tố nhân khẩu học thuận lợi cho sự gia tăng gần đây đang suy yếu thì mức sinh của Hàn Quốc sẽ giảm trở lại hoặc được ổn định ở mức tương tự trong tương lai. Thứ hai, nếu sự phục hồi kinh tế đã giúp tăng tỉ lệ kết hôn và khả năng sinh sản thì cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới trong năm 2008 có thể là nguyên nhân khuyến khích kết hôn và sinh con trong tương lai. Thứ ba, hiệu quả của chính sách đố phó có thể là tạm thời vì các chính sách đối phó trùng hợp với các yếu tố có lợi khác. Tuy nhiên, hiệu quả của phản ứng chính sách có thể giảm nếu các biện pháp không thể vượt qua khó khăn mang tính di truyền của họ. Một số gợi ý cho chính sách đối phó để để cải thiện khả năng sinh sản thấp trong tương lai: 1) Hầu hết các hỗ trợ trông trẻ, giáo dục, y tế, v.v.. là không khả thi đối với người có thu nhập thấp. Cần phải mở rộng các chương trình cho tất cả mọi phụ nữ càng sớm càng tốt. 2) Cần phải tăng số lượng các mặt hàng và lợi ích thuộc Hệ thống Bảo hiểm Y tế bởi các chi phí y tế cho các mục đích phòng và chữa bệnh là quá đắt đối với các gia đình, đặc biệt là với nhiều trẻ em. Ngoài ra, cần phải mở rộng những lợi ích của các mặt hàng bảo hiểm đối với trẻ lớn hơn như học sinh trung học. 3) Cần phải tăng cường lợi ích trong chính sách nghỉ chăm sóc con để thay thế tiền lương cho cuộc sống của gia đình. Điều này sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kích hoạt hệ thống nghỉ chăm sóc trẻ để tăng tính tương thích giữa công việc và gia đình. 4) Hiện nay, hỗ trợ của Chính phủ là để trang trải một phần chi phí trông trẻ và chăm sóc y tế thuộc Hệ thống Bảo hiểm Y tế. Hầu hết các hỗ trợ có xu hướng được giới hạn cho đối tượng có thu nhập thấp. Tại Hàn Quốc, chi phí về quần áo, thực phẩm và giường nằm cho trẻ sơ sinh khá tốn kém và chi phí này do gia đình trả. Để giảm bớt gánh nặng của gia đình trong việc chăm sóc trẻ em, cần thiết phải giới thiệu chính sách trợ cấp nuôi con, trợ cấp giáo dục, trong đó, bao gồm tất cả các trẻ em dưới độ tuổi nhất định, bất kể thứ tự sinh và không cần kiểm tra gia cảnh. Các phụ cấp sẽ giúp các gia đình nuôi nấng con cái của họ trong một điều kiện tốt hơn và do đó sẽ giúp mức sinh tăng lên. Trợ cấp giáo dục cần phải được hoạt động song song với giáo dục công. 5) Nhấn mạnh về vai trò của người đàn ông trong việc tham gia làm việc nhà sẽ giúp cho người phụ nữ dễ dàng cân bằng giữa công việc và gia đình là một việc làm tích cực khi có con. Mặt khác, tăng cường bình đẳng giới sẽ giúp nhiều phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế và có ít con hơn so với trong quá khứ. 6) Mặc dù khả năng sinh sản thấp là do việc trì hoãn và không kết hôn, các biện pháp chính sách để nâng cao tỷ lệ kết hôn không được bao gồm trong Kế hoạch Cơ bản Đầu tiên. Hiện nay, một số chính quyền địa phương và các tổ chức tư nhân tham gia cung cấp cho người chưa lập gia đình những thông tin hoặc hòa giải để tăng sốlượng kết hôn. Việc hoãn và không kết hôn đã gắn liền với tình hình kinh tế và sự thay đổi trong giá trị về hôn nhân và sinh con. Do vậy, cần phải cung cấp cho các bạn trẻ cơ hội việc làm ổn định cũng như đề cao giá trị hôn nhân và trẻ em từ lứa tuổi đầu theo học và hệ thống giáo dục xã hội. Ngoài ra, các biện pháp chính sách cần phải có hệ thống và hiệu quả, khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc kết hôn, cho phép nam giới và nữ giới kết hôn vào thời điểm họ mong muốn. 7) Để tránh dối trá và tối đa hóa hiệu quả, tất cả các chính sách cần phải được thiết kế một cách tích hợp để có thể đem lại hiệu quả tổng hợp trong việc đưa ra những hoàn cảnh thuận lợi để chăm sóc trẻ em và tăng mức độ khả năng sinh sản. 8) Cần phải tăng cường đầu tư cho các thế hệ tương lai. Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch chi 19 nghìn tỷ won nhưng vẫn khá thấp so với các nước OECD. Rõ ràng là đối với đầu tư nhỏ tuy có những hạn chế nhưng sẽ đạt được mức sinh hợp lý cho tương lai. Vũ Thị Thu Thư lược dịch Nguồn: The Japanese Journal of Population, Vol.7, No.1 (March2009), Low Fertility and Policy Responses in Korea của tác giả Sam-Sik Lee.