Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP CỦA HÀN QUỐC TRONG 50 NĂM TỚI

Đăng ngày:

Hiện nay, tại Hàn Quốc, cuộc tranh luận đang gay gắt khi Tổng thống Park Geun-hye đưa ra định nghĩa về "nền kinh tế sáng tạo". Trong khái niệm này, có thể dễ dàng nhận thấy chủ trương hành động. Nếu thực hiện một cách tích cực, một nền kinh tế sáng tạo sẽ là kế hoạch chi tiết để duy trì tốt hơn cho thế hệ tương lai.

Hàn Quốc đã đạt được tăng trưởng kinh tế rực rỡ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ những năm 1970. Vào thời điểm đó, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước phản ứng gay gắt với kế hoạch của Hàn Quốc chuyển từ ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, tóc giả và gỗ dán sang các ngành công nghiệp nặng và hóa chất bao gồm thép, hóa chất, ô tô, tàu, chất bán dẫn và điện tử. Nhưng nhờ ý chí và sự kiên quyết của Tổng thống Park Chung-hee mà sau đó Hàn Quốc vươn lên ở vị thế dẫn đầu.

Sẽ không có gì là cường điệu khi nói rằng quyết định trên đã giúp cho Hàn Quốc phát triển tốt trong vòng 50 năm qua. Bây giờ, chính phủ của Tổng thống Park Geun-hye cần phải tiến hành cơ cấu, thực hiện chiến dịch kinh tế sáng tạo cho 50 năm tiếp theo. Sáng kiến ​​này phù hợp với mục tiêu của bà với tên “Kỳ tích thứ hai trên sông Hàn”.

Theo nhà kinh tế người Mỹ Joseph Schumpeter: “Nếu việc tái cơ cấu công nghiệp của năm 1970 là “sự phát triển của phần cứng”, thì cải cách thứ hai dưới ngọn cờ của nền kinh tế sáng tạo có thể được mệnh danh “sự tiến bộ của phần mềm”. Như vậy, nền kinh tế sáng tạo củng cố khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành công nghiệp phần cứng bằng cách kết hợp công nghệ thông tin với các ngành công nghiệp khác và khai thác cơ hội kinh doanh toàn cầu mới. Do đó, nền kinh tế sáng tạo sẽ tạo nên một “cơn bão của sự sáng tạo”.

Nền tảng về mặt tinh thần của một nền kinh tế sáng tạo phụ thuộc vào sự theo đuổi không ngừng các thay đổi về sản xuất thay vì hài lòng với khuôn khổ hiện tại. Cần có một cách tiếp cận theo mọi hướng đối với nhiệm vụ chính sách trước mắt cũng như những dự án tầm cỡ mang nhiều khía cạnh lớn hơn.

Có rất nhiều điều mà Hàn Quốc cần ghi nhớ.

Đầu tiên, Hàn Quốc cần một kế hoạch cụ thể, đánh giá chính xác về sức cạnh tranh công nghệ, công nghiệp của Hàn Quốc và lực lượng lao động công nghệ cũng như các xu hướng trên toàn cầu, nên đi trước nhằm thiết lập đường lối của nền kinh tế sáng tạo. Đặc biệt, Hàn Quốc nên xác định làm thế nào để vượt qua sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự chồng chéo giữa các ngành công nghiệp của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

Tất cả các nhiệm vụ chính sách chưa hoàn thành của chính phủ trước đó không nên  loại bỏ. Tất cả các nhiệm vụ có giá trị nên được ngay lập tức tổ chức lại dưới ngọn cờ của nền kinh tế sáng tạo. Nếu chính phủ đương nhiệm cố gắng để tách bạch bản thân so với người tiền nhiệm thì sự chèo lái nền kinh tế sáng tạo có thể bị mất đi giá trị cân bằng do tính bất đối xứng của nó.

Hai là, Hàn Quốc phải ngăn chặn sự lạm dụng khái niệm kinh tế sáng tạo. Nếu mỗi người như Tom, Dick và Harry cứ mãi rao giảng khái niệm của ông về nền kinh tế sáng tạo thì trọng tâm của các chính sách sẽ bị mất đi. Thậm chí tệ hơn, tất cả các loại chính sách hỗ trợ sẽ được mở rộng đến những người tiếp nhận sai. Từ "sáng tạo" đã bắt đầu xuất hiện ở hầu hết các báo cáo được ban hành bởi các tổ chức chính phủ nhưng chúng cần có một giới hạn rõ ràng.

Một phần không thể thiếu là tính bền vững sẽ giúp cho nền kinh tế sáng tạo phát triển nở rộ. Doanh nghiệp mới thành lập và các quỹ mở rộng cần được cung cấp một cách hệ thống hơn. Quá trình thương mại hóa phát triển công nghệ mới gây ra sự hỗn loạn là một dạng khác của sự sáng tạo. Các biện pháp mang tính cách mạng nên được đưa ra để kích thích tài trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập. Các ngân hàng cho vay có thể cung cấp một cách hệ thống các khoản vay hợp vốn cho các doanh nghiệp cần vay vốn lớn để mở rộng sang các lĩnh vực mới.

Cứ rao giảng mãi về nền kinh tế sáng tạo là không quan trọng. Thay vào đó, điều cần thiết là cần tập trung nỗ lực vào việc xác định các nhiệm vụ chính sách cụ thể, lựa chọn các bên để thực hiện chúng, khung thời gian hoạt động, xác định nhu cầu kinh phí và phương thức đấu thầu.

Hàn Quốc là một trường hợp điển hình cho sự phát triển kinh tế chưa từng có trên toàn cầu nhờ một sự thay đổi mô hình cách mạng trong những năm 1970. Tuy nhiên, nền kinh tế Hàn Quốc hiện đang gặp thách thức trước các nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, tầm quan trọng của một nền kinh tế sáng tạo không nên được quá chú trọng. Đôi khi nên nhìn nhận lại lịch sử. Chúng tôi mong muốn sự ra đời của một lộ trình đúng đắn, đặt nền móng cho chính sách công nghiệp mới của Hàn Quốc trong 50 năm tới.

Nguyễn Phương Thảo

Nguồn: http://www.koreafocus.or.kr/design3/economy/view.asp?volume_id=138&content_id=104687&category=B


Scroll To Top