Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


HÀN QUỐC VÀ HOA KỲ SỚM NỐI LẠI ĐÀM PHÁN VỀ VIỆC SỬA ĐỔI HIỆP ƯỚC HẠT NHÂN

Đăng ngày:

Một nguồn tin ngoại giao cho biết, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã sẵn sàng nối lại những cuộc đàm phán nhạy cảm sớm nhằm sửa đổi một hiệp ước hạt nhân dân sự song phương. Theo đó, các đồng minh có thể mở lại các cuộc đàm phán vào đầu tuần này tại Washington, khi Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se có chuyến thăm nhân cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Nguồn tin này cho biết: "Hàn Quốc và Mỹ sẽ sớm nối lại các cuộc đàm phán chính thức". Nếu tiếp tục, nó sẽ đánh dấu là vòng đàm phán thứ sáu. Ngoại trưởng Yun Byung-se sẽ rời Washington sau chuyến thăm ba ngày. Hôm thứ ba (giờ Washington), Ngoại trưởng Yun Byung-se có tổ chức các cuộc đàm phán song phương đầu tiên của ông với Ngoại trưởng John Kerry.

Các cuộc đàm phán giữa Ngoại trưởng Yun và Ngoại trưởng Kerry cũng sẽ tập trung vào Triều Tiên và các vấn đề song phương khác được đưa ra trong chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Park Geun-hye trong tháng 5. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Yun đã được coi là bất thường khi Ngoại trưởng Kerry có kế hoạch đến thăm Seoul trong tháng này, có nghĩa là họ sẽ có hai cuộc họp riêng trong vòng vài tuần.

Một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết, đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc, Lim Sung-nam, sẽ đi cùng Ngoại trưởng Yun trong chuyến đi tuần này tới Washington. Lim Sung-nam sẽ tổ chức một cuộc gặp riêng với Glyn Davies, đại diện đặc biệt của Mỹ về chính sách Triều Tiên.

Sửa đổi thỏa thuận hạt nhân dân sự, hết hạn vào năm tới, là một chương trình nghị sự song phương quan trọng chưa được giải quyết  của Tổng thống Park và Tổng thống Mỹ Barack Obama đang ở nhiệm kỳ hai. Đã có những tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán song phương kể từ năm 2010 nhằm sửa đổi Hiệp ước năm 1974 cấm Hàn Quốc làm giàu uranium và tái chế sử dụng nhiên liệu hạt nhân.

Các quan chức Bộ Ngoại giao cho biết, đối với một hiệp ước đã sửa đổi được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn, cả hai bên phải kết thúc các cuộc đàm phán vào tháng 6 năm nay.

Tuần trước, Tổng thống Park Geun-hye đã kêu gọi sự hỗ trợ của quốc hội Mỹ dành cho Hàn Quốc để mở rộng việc "sử dụng hòa bình” năng lượng nguyên tử của mình.

Theo phát ngôn viên Kim Haing, Tổng thống Park Geun-hye đã đưa ra luận điểm khi bà có cuộc gặp với Thượng nghị sĩ Bob Corker của Hoa Kỳ, người của phe Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, rằng bà hy vọng Hiệp ước hạt nhân giữa hai nước sẽ được sửa đổi theo một cách thức tiến bộ.

Hàn Quốc, một nhà phát triển năng lượng hạt nhân lớn, muốn Mỹ cho phép nước này áp dụng công nghệ chống phổ biến vũ khí hạt nhân để làm giàu uranium và tái chế sử dụng nhiên liệu nguyên tử từ 22 nhà máy điện hạt nhân của mình, nhưng Washington đã miễn cưỡng không sẵn lòng làm như vậy.

Đối mặt với hiện trạng ngày càng tăng các kho dự trữ chất thải hạt nhân và tham vọng trở thành một cường quốc toàn cầu trong ngành công nghiệp hạt nhân dân sự, Hàn Quốc hy vọng sẽ áp dụng công nghệ được cho là tiên tiến nhất, phân tách plutonium, thành phần chính trong chế tạo bom nguyên tử, khi được kết hợp với các yếu tố.

Hàn Quốc muốn Mỹ cho phép nước này sử dụng công nghệ mới, bởi vì Hàn Quốc đã có thể đối phó với hơn 10.000 tấn chất thải hạt nhân tại các cơ sở lưu trữ được dự kiến sẽ đạt công suất vào năm 2016. Một số chuyên gia phản đối phổ biến vũ khí hạt nhân cho rằng, công nghệ tiên tiến nhất (pyroprocessing) không khác gì mấy so với tái chế và plutonium có thể được nhanh chóng biến thành nguyên liệu phát triển vũ khí.

Đại diện Yoo Ki-june, một quan chức cao cấp của Đảng cầm quyền Saenuri cảnh báo rằng, Hàn Quốc có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu điện nếu nước này không thành công trong việc giành quyền tái chế sử dụng nhiên liệu nguyên tử. Nhà lập pháp này đã phát biểu trong một cuộc họp Hội đồng tối cao của đảng rằng: “Hiệp ước hạt nhân phải được sửa đổi… trên nền tảng của một liên minh vững chắc giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ”.

Ông cũng lập luận rằng, Hàn Quốc đã chứng tỏ được mình là nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân an toàn nhất thế giới, không có bất kỳ tai nạn liên quan nào trong "thời gian dài nhất". Ông nhấn mạnh rằng: "Hiệp ước hạt nhân đã được ký kết và có hiệu lực từ 39 năm trước, không có khả năng phản ánh những nhu cầu đang thay đổi của thời đại", hơn nữa, Hàn Quốc hiện nay là nhà xuất khẩu và sản xuất năng lượng nguyên tử lớn thứ năm thế giới.

Thực hiện: Hà Hậu, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Nguồn: http://www.koreatimes.co.kr/www/news/nation/2013/04/485_133119.html


Scroll To Top