CÁC CƯỜNG QUỐC BẬC TRUNG GIỐNG NHƯ HÀN QUỐC KHÔNG THỂ THIẾU SỨC MẠNH MỀM VÀ SỨC MẠNH HỆ THỐNG (Phần 3)
Đăng ngày:
Những thông điệp đến và từ Hàn Quốc Nhiệm vụ trọng tâm của nền ngoại giao công chúng của Hàn Quốc trong thập kỷ tới là gửi những thông điệp xác định vai trò của Hàn Quốc trên thế giới. Khi điều này được thực hiện, một tập hợp các giá trị và các chính sách được chỉ định cho từng vai trò với 4 điểm theo thứ tự là: Thứ nhất, ngoại giao công chúng phải được thực hiện với một tầm nhìn dài hạn. Một vài kết quả chính sách trước mắt có thể được mong đợi. Ví dụ, thêm nỗ lực dành cho Triều Tiên sẽ không nhất thiết phải mang lại một sự gia tăng tương xứng về an ninh cho Hàn Quốc. Mặc dù việc đầu tư vào sức mạnh mềm và sức mạnh hệ thống sẽ không có một tác động ngắn hạn lên các kết quả mong đợi của an ninh trên bán đảo này, nó sẽ hoạt động gián tiếp trong dài hạn. Thứ hai, những điều có vẻ rất quan trọng trong các cuộc thảo luận về sức mạnh mềm và sức mạnh hệ thống là để tìm hiểu các quốc gia đua tranh với những quốc gia khác như thế nào. Mặc dù cơ chế này là không xác định, các thông điệp Hàn Quốc tạo ra và gửi đi cần được xem xét khía cạnh này một cách nghiêm túc và trở thành một ví dụ cho những nước khác, là chìa khóa để đi tới thành công. Tương tự như vậy, những quy tắc hay giá trị định hướng ngoại giao là rất quan trọng. Tất cả các nước theo đuổi lợi ích dân tộc của họ, song có những lựa chọn được thực hiện về mở rộng hay thu hẹp lợi ích dân tộc như thế nào đã được xác định. Các chính sách hàm chứa và gần với những nguyên tắc quốc tế có nhiều khả năng thu hút đối với công chúng nước khác. Bằng việc làm như vậy, một cách thức mới để tính toán lợi ích quốc gia được đặt ra: khung mục tiêu của chúng ta dựa trên nguyên tắc chung. Ở đây, thử thách cuối cùng là khắc phục hiện tượng tự cho mình là trung tâm, một tính chất đặc thù của chủ nghĩa dân tộc ở Đông Bắc Á. Cuối cùng, tất cả nền ngoại giao công chúng này phải là một con đường hai chiều. Trong một thế giới kết nối, nhà nước phải đối phó với một số lượng ngày càng nhiều các nhân vật có động cơ với một loạt các công cụ để truyền bá thông điệp của họ. Giải pháp là trở thành một phần của các cuộc đàm thoại để tham gia với công chúng nước ngoài và để công nhận thông điệp của đất nước và sửa đổi chúng khi cần thiết. Đề làm được như vậy, chính phủ cần phải xây dựng các gói tùy chỉnh các thông điệp chính sách công phục vụ nhu cầu và thị hiếu địa phương. Hiệu quả của ngoại giao công chúng phụ thuộc vào việc liệu khó khăn và hiệu quả giao tiếp của chính phủ với công chúng nước ngoài để hình thành và định hình lại các thông điệp riêng của mình hay không. Hồng Duyên – Viện NC Đông Bắc Á Nguồn: http://www.globalasia.org/V7N3_Fall_2012/Yul_Sohn.html