Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TĂNG ĐỘ TUỔI NGHỈ HƯU – MỘT GIẢI PHÁP CHO HÀN QUỐC TRƯỚC THỰC TRẠNG XÃ HỘI ĐÃ VÀ ĐANG TRỞ NÊN GIÀ HÓA

Đăng ngày:

Xã hội Hàn Quốc đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Tỉ lệ sinh thấp và sự già hóa dân số đã gây ra một sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu nhân khẩu học. Hàn Quốc có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trong các quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Quá trình trở thành một xã hội già hóa bắt đầu vào năm 2000, khi tỷ lệ dân số trên 65 tuổi chiếm 7,2% (1) tổng dân số cả nước, cùng với việc thế hệ bùng nổ dân số sau chiến tranh 1950 - 1953 (những người sinh từ 1958 đến 1963) đã bắt đầu nghỉ hưu vào năm 2010, tốc độ già hóa dự đoán tăng mạnh. Điều này sẽ dẫn tới việc sụt giảm lực lượng lao động cũng như toàn bộ dân số trong 5 đến 6 năm tới.

Nhằm giải quyết những vấn đề mà xã hội Hàn Quốc sớm phải đối mặt, như sự già hóa dân số, tình trạng đói nghèo ở dân số cao tuổi và sự thiếu hụt lao động, Chính phủ cần tăng tỉ lệ người cao tuổi trong thị trường lao động để đảm bảo thu nhập cơ bản, mở rộng thêm dịch vụ xã hội công cộng cho việc điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

Cụ thể hơn, trong một báo cáo có tiêu đề “Khuôn khổ cho sự phát triển và liên kết xã hội tại Hàn Quốc”, OECD đã đưa ra quan điểm của mình, đó là: “Tăng tỉ lệ lao động là người cao tuổi trong thị trường nguồn nhân lực cũng là một chìa khóa nhằm tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra của vấn đề già hóa dân số đối với thị trường lao động Hàn Quốc”. Cả tỉ lệ người tham gia lao động (62,7%) lẫn tỉ lệ người có việc làm so với dân số (60,9%) đều cao hơn mức trung bình của OECD.

Tuy nhiên, nhìn chung, người lao động Hàn Quốc đều bị bắt buộc nghỉ hưu trước khi họ đủ 55 tuổi. Hầu hết các công ty Hàn Quốc quy định tuổi nghỉ hưu là dưới 60 tuổi, độ tuổi được đề xuất theo luật định. Trong khi thực tế, độ tuổi lao động tối đa của hầu hết các nước thành viên OECD thường trung bình từ 55 đến 64, còn của Hàn Quốc là từ 45 đến 49. Điều này dẫn tới chuyện nhiều lao động cao tuổi ở Hàn Quốc chỉ có thể làm những công việc có thu nhập thấp, năng suất thấp, như sản xuất nông nghiệp tự do hay các ngành công nghiệp dịch vụ. Bằng chứng cho thấy rõ nhất thực trạng này là mức thu nhập trung bình hàng tháng của những người trong độ tuổi từ 40 đến 49, chỉ khoảng 2,3 triệu won, và sẽ giảm xuống lần lượt còn 2,1 triệu won và 1,5 triệu won khi họ bước sang độ tuổi 50 và 60.

Mặc dù cần phải có những biện pháp tích cực để tăng việc làm cho người cao tuổi, nhưng cho đến nay, Chính phủ vẫn chưa có một giải pháp hiệu quả. Vì thế, nhu cầu cấp bách phải cải thiện tuổi nghỉ hưu bắt buộc đã được “Đạo luật chống phân biệt tuổi tác trong lao động và người lao động cao tuổi” quy định chính thức cho thị trường lao động là 60 tuổi. Nhưng ngay cả nếu đảm bảo tuổi nghỉ hưu ở mức 60, thì vẫn còn một vấn đề khác, đó là khoảng thời gian trống giữa tuổi nghỉ hưu với tuổi bắt đầu nhận lương hưu. Để giải quyết vấn đề này, Hàn Quốc nên áp dụng chế độ “wage peak system” (2), đồng thời tận dụng chế độ “nghỉ hưu dần dần (phased retirement system)” (3) nhằm kéo dài độ tuổi nghỉ hưu cho những lao động trên 60 tuổi cùng với việc hỗ trợ họ là điều không thể thiếu. Bên cạnh đó, chế độ nghỉ hưu nên bãi bỏ trong trung và dài hạn. Chính phủ nên cung cấp các công việc mang tính ổn định qua việc phát triển các doanh nghiệp xã hội và dịch vụ công cộng trong một nỗ lực tạo lập và đa dạng hóa thêm nhiều việc làm cho người lao động cao tuổi.

 

Chú thích:

(1) Vào năm 2010 ở Hàn Quốc, số lượng người cao tuổi là 5,35 triệu người, chiếm tỷ lệ là 11% trong tổng dân số.

(2) Là hệ thống đảm bảo việc làm cho người lao động với một mức lương giảm dần sau độ tuổi nhất định, song chưa có được một sự đồng thuận mạnh mẽ giữa các bên liên quan của các công ty Hàn Quốc giới thiệu wage peak system như là một trong những công cụ chính để quản lý nguồn nhân lực.

Wage peak system có thể được giải thích bởi lý thuyết Lazear. Thâm niên dựa trên hệ thống là cơ sở của wage peak system trả lương công nhân trẻ thấp hơn so với năng suất của họ, nhưng trả tiền nhiều hơn khi họ đạt đến trung niên, tuổi cao hơn theo tuổi tác và năm phục vụ.

(3) Chế độ cho phép người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu có thể tiếp tục làm việc, nhưng được rút ngắn thời gian và khối lượng công việc.

 

Tống Thùy Linh, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc

Dịch từ nguồn: Korea Labor Review, Spring 2012


Scroll To Top