Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


KHẢO SÁT "KỲ NGHỈ HÈ 2011"

Đăng ngày:

Số lượng các công ty vừa và nhỏ (SMEs) cấp tiền thưởng nghỉ mát cho nhân viên tăng cao

Theo một cuộc khảo sát về “Kỳ nghỉ hè 2011” của Liên đoàn Lao động Hàn Quốc với 523 người lao động và 376 công ty với quy mô trên 100 nhân viên cho thấy, số lượng các công ty vừa và nhỏ cấp tiền thưởng nghỉ mát cho nhân viên tăng mạnh, chiếm tới 72,7% (từ 61,1% vào năm 2010 cộng thêm  11,6%). Điều này cho thấy, các công ty vừa và nhỏ đã có dấu hiệu hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, tỉ lệ phần trăm các công ty lớn trả tiền thưởng cho kỳ nghỉ cũng tăng 7,1 % (từ 74,3 % vào năm 2010 lên 81,4%).

 

 

Biểu đồ các công ty thưởng tiền nghỉ hè theo quy mô doanh nghiệp

 

37,9% các công ty cung cấp những tiện nghi khác

Trong các công ty có chế độ nghỉ hè, 37,9% số công ty cung cấp các tiện nghi khác mà không phải tiền thưởng, như cho phép các nhân viên sử dụng các khu nhà chung cư và khu nghỉ dưỡng thuộc quyền sở hữu của công ty. Số lượng các công ty lớn (81,1%) có thể cung cấp cho nhân viên những tiện nghi như vậy lớn hơn nhiều so với các công ty vừa và nhỏ (23,4%).

Về các tiện nghi được cung cấp trong suốt kỳ nghỉ hè thì thẻ thành viên khu chung cư là phổ biến nhất (21,9%), tiếp theo là cho phép các nhân viên sử dụng các khu nghỉ dưỡng của công ty (14,9%) và cuối cùng là hỗ trợ tài chính chỗ ở (1,1%). Đặc biệt, một số công ty lớn đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, như cung cấp trái phiếu hàng hóa cho các chuyến du lịch nội địa hay mở các địa điểm cắm trại gia đình. Ví dụ như Tập đoàn Samsung đã tặng phiếu quà tặng trị giá 200.000 won cho mỗi nhân viên để thúc đẩy tiêu dùng, trong khi Tập đoàn Công nghiệp nặng Hyundai đã mở cửa khu nghỉ dưỡng dành riêng cho tất cả các nhân viên và khai trương thêm một địa điểm cắm trại gia đình để giúp nhân viên tận hưởng kỳ nghỉ hè với chi phí thấp nhất.

Người lao động có khuynh hướng sử dụng nhiều hơn số tiền thưởng đã nhận

Theo cuộc khảo sát, số tiền trung bình nhân viên nhận được là 500.000 won. Tuy nhiên, số tiền họ chi khoảng 690.000 won, vượt quá 190.000 won so với mức tiền thưởng trung bình. Sự chênh lệch này trở nên đáng kể hơn so với năm 2010. Lý do cho sự tăng phí tổn trong kỳ nghỉ hè gồm 2 nguyên nhân: lạm phát và thêm nhiều ngày nghỉ hơn do kết quả của hồi phục kinh tế.

Về số tiền thưởng nghỉ hè được nhận, số nhân viên trả lời rằng: “Không có kế hoạch gì cho kỳ nghỉ”. Họ cho biết  được nhận 337.000 won, trong khi những người có kế hoạch du lịch trong nước hay du lịch nước ngoài lần lượt nhận được trung bình 482.000 hay 811.000 won. Điều này cho thấy, số tiền thưởng càng nhiều, người lao động càng hướng đến du lịch nước ngoài.

Số tiền thưởng và phí tổn (dự tính)

(Đơn vị: won)

 

Số tiền thưởng

(Dự tính)

Phí tổn

Tổng

504.000

690.000

Những người lập kế hoạch du lịch nội địa

482.000

636.000

Những người lập kế hoạch du lịch nước ngoài

811.000

1.452.000

Những người không lập kế hoạch du lịch

337.000

280.000

 

Những người không đi du lịch có thể sử dụng số tiền thưởng của họ ít hơn. Tuy nhiên, những người lập kế hoạch đi du lịch cả trong và ngoài nước cho biết rằng sẽ sẵn sàng tiêu thêm, số tiền lần lượt là 154.000 won hay 641.000 won. Điều này có thể chứng minh cho lập luận rằng, du lịch nước ngoài là lý do chính khiến người lao động tiêu nhiều hơn số tiền thưởng mà họ nhận được.

Du lịch nước ngoài được các nhân viên nữ, người độc thân và nhân viên làm việc trong các công ty lớn ưa thích

Trong số nhân viên lập kế hoạch đi du lịch (76,3% số người được khảo sát), 14% cho biết là đang lập kế hoạch du lịch nước ngoài. Đặc biệt, theo cuộc khảo sát, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sở thích xuất ngoại du lịch là: tình trạng hôn nhân, giới tính và quy mô doanh nghiệp.

Trên thực tế, trong số các nhân viên lập kế hoạch du lịch nước ngoài, tỉ lệ nữ giới là 16,3%, tỉ lệ nam giới chiếm 12,4%; số người độc thân chiếm là 19%, số người đã kết hôn chiếm11%; 17,9% làm việc trong các công ty lớn, còn các công ty vừa và nhỏ là 11,7%. Điều này cho thấy, nhân viên nữ chưa kết hôn và làm việc trong một công ty lớn có khả năng ra nước ngoài trong kỳ nghỉ hè nhiều hơn.

 

 

 

 

 

Biểu đồ các điểm đến du lịch trong kỳ nghỉ hè theo giới tính,

tình trạng hôn nhân và quy mô doanh nghiệp

Trong khi đó, các điểm đến du lịch được ưa thích nhất là Bờ biển phía Đông (41,8%) cho du lịch nội địa, và Đông Nam Á (51,8%) cho những người mong muốn được đi du lịch nước ngoài.

Kỳ nghỉ hè tập trung vào đầu tháng 8

Năm 2011, những ngày nghỉ hè được tập trung vào đầu tháng 8. Phần lớn những công ty (93,1%) được khảo sát cho biết, họ đã lập kế hoạch cho những ngày nghỉ hè, trong khi chỉ 6,9% không có kế hoạch nào cho kỳ nghỉ. Mùa nghỉ hè truyền thống có thể vẫn không thay đổi với 52,5% các công ty nghỉ hè vào đầu tháng 8, tiếp theo là 28,8% nghỉ vào cuối tháng 7, và cuối cùng là 10,4% nghỉ vào giữa tháng 8.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy, tùy từng công việc sẽ quyết định thời gian nghỉ. Ví dụ như các công nhân sản xuất dây chuyền sẽ nghỉ tập trung trong một giai đoạn nhất định, trong khi các nhân viên văn phòng sẽ nghỉ ngắt quãng trong một chu kỳ thời gian dài hơn. Đặc biệt, đối với trường hợp các công ty có số lượng lớn các công nhân sản xuất, 68,4% các công ty này sẽ ngừng làm việc trong một tuần và tất cả nhân viên đều được nghỉ.

Qui định số ngày nghỉ hè trung bình là 4 ngày

Năm 2011, số ngày trung bình được nghỉ hè là 4 ngày, giảm 0,1 ngày so với mức 4,1 ngày năm 2010. Sau khi giới thiệu chế độ 40 ngày làm việc một tuần, số ngày nghỉ hè đã tiếp tục được cắt giảm, ngoại trừ năm 2009, số ngày nghỉ được tăng thêm do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Người ta cho rằng, do nền kinh tế gần đây phục hồi nên một lần nữa thời gian nghỉ hè  được rút ngắn.

Những công ty có số ngày nghỉ hè ngắn hơn so với năm 2010 đã dẫn ra các nguyên nhân sau: “tăng cường sản xuất phục hồi nền kinh tế (52,6%)” và “không cần phải áp dụng thêm ngày nghỉ cho nhân viên vì họ đã có chế độ nghỉ hàng năm (36,8%).”

Trong khi đó, những công ty cho phép ngày nghỉ dài hơn trong năm 2011 thì đưa ra những lý do như: “sức khỏe của nhân viên (53,3%),” “giảm chi phí (26,7%),” và “xem xét lại thỏa thuận đàm phán tập thể (20%)”.

Tống Thùy Linh

Nguồn: Korea Labor Review, July/August 2011, vol.7, No.39

 

 

 

 

 

 


Scroll To Top