TIẾP BIẾN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG
Đăng ngày:
hóa, khiến cho nền văn hóa của hai nước đã tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của nhiều dân tộc trong khu vực và thế giới. Trong quá trình tiếp biến văn hóa khu vực và thế giới, một đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa nhân văn trong văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc là tính khoan dung hay bao dung. Nói đến khoan dung, người ta thường nghĩ tới triết lý mang đậm chất Phật giáo. Nhưng, khác với triết lý bao dung, nhân từ của Phật giáo, văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc chỉ khoan dung với những người lương thiện, lầm lỡ, biết nhận ra sai lầm và hối cải chứ không nhân từ với kẻ tham lam, lũng đoạn làm bậy hoặc xâm lược. Xét từ lịch sử đấu tranh của hai dân tộc, không ít lần hai dân tộc đương đầu với chiến tranh xâm lược, nhưng, khi chiến tranh kết thúc, cả hai dân tộc đều thể hiện rõ lòng nhân đạo, thể hiện ý chí hòa bình hữu nghị, mong sao: Sửa hòa hiếu giữa hai nước, Tắt muôn đời chiến tranh. Chỉ cần vẹn đất, Cốt sao an lành. (Nguyễn Trãi; Chí Linh sơn phú) Xét từ khía cạnh hòa hợp tôn giáo, hiện tượng tam giáo (Nho, Phật, Đạo) đồng nguyên trong lịch sử là một minh chứng. Dẫu có lúc tôn giáo này độc tôn, tôn giáo kia bị hạ thấp giá trị, song, sự hiện diện của ba tôn giáo này suốt trong thời kỳ lịch sử dài đã thể hiện rõ sự khoan dung của văn hóa hai nước. Văn hóa khoan dung, văn hóa “trọng tình” đã thấm sâu vào máu thịt người Việt và người Hàn từ lâu đời. Đây là nền tảng văn hóa vững chắc của người Việt và người Hàn mà giới nghiên cứu văn hóa cho là “cái bất biến” để ứng phó với “cái vạn biến”. Chỉ có thể lý giải như vậy mới có thể hiểu được tại sao hai dân tộc ở vị trí địa – chính trị như trên đã nêu, trải qua hàng nghìn năm hội nhập và tiếp biến với các nền văn hóa khác trên thế giới mạnh hơn rất nhiều mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, hơn nữa, còn thu nhận thêm nhiều tinh hoa của các nền văn hóa khác. Cũng chỉ có lý giải như vậy mới có thể hiểu được tại sao hiện nay, Nam – Bắc Hàn ở hai chiến tuyến mà Hàn Quốc nhiều năm qua viện trợ rất nhiều cho Bắc Hàn. Và cũng chính từ sự tương đồng này mà lịch sử phát triển ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc phải được ghi vào sách kỷ lục. Chỉ hơn 17 năm thiết lập quan hệ ngoại giao mà đã phát triển tới cấp cao nhất. Mối quan hệ tốt đẹp này không chỉ ở lĩnh vực chính trị mà còn trong dân gian cũng trở thành quan hệ “thông gia”. Lời kết 1. Việt Nam và Hàn Quốc là nơi giao lưu, hội tụ, tiếp biến văn hóa khu vực khá điển hình trong lịch sử, trong đó, tiếp biến văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa là mạnh nhất, đậm nét nhất. 2. Với ưu thế về địa – chính trị, vào thời cận hiện đại, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc với văn hóa phương Tây ưu trội hơn phương Đông. 3. Trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa khu vực và thế giới, văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn hóa nhân loại để bổ sung và làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc. 4. Giao lưu, tiếp biến văn hóa khu vực và thế giới để phát triển văn hóa trong nước và hội nhập với văn hóa nhân loại nhưng văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc trước sau vẫn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. 5. Tính nhân nghĩa và sự khoan dung của văn hóa hai nước rất sâu sắc. Trong quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ và toàn diện trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay, đó vẫn là cơ sở vững chắc để hình thành văn hóa hài hòa, đặc trưng của văn hóa mới ở Việt Nam và Hàn Quốc. Tài liệu tham khảo 1. Đào Duy Anh (2000) Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Văn hoá - Thông tin. 2. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1999), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 3. Đại Việt sử ký toàn thư (1993), Nxb KHXH Hà Nội. 4. Đại cương lịch sử Việt Nam (2004), Nxb Giáo dục. 5. Dương Quảng Hàm (2005), Văn học Việt Nam, Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh. 6. Hàn Quốc, lịch sử và văn hoá (1995), Nxb Chính trị Quốc gia. 7. Hàn Quốc, Lịch sử và văn hoá (1996), Nxb văn hoá, Hà Nội. 8. Hội khoa học lịch sử Việt Nam (1997), Người Việt Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hoá Việt - Triều trong lịch sử, Hà Nội. 9. Nguyễn Thừa Hỷ (1999), Lịch sử văn hoá Việt Nam, truyền thống giản yếu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Huyên (2005), Văn minh Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế quan hệ hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, Hà Nội 2007. 12. Komisook - Jung Min - jung Byung Sul (2006), Văn học sử Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Lý Xuân Chung và Jeon Hye Kyung dịch. 13. Trần Trọng Kim (2002), Việt Nam sử lược, Nxb Văn hoá Thông tin. 14. Nguyễn Hiến Lê: Khổng tử (2001), Nxb Văn hoá - Thông tin. 15. Nguyễn Hiến Lê: Mạnh tử (1996), Nxb Văn hoá. 16. Lịch sử Việt Nam, tập I, (1971), Nxb KHXH. 17. Lịch sử Hàn Quốc (2005), Nxb Đại học Quốc gia Seoul. 18. Những vấn đề văn hoá, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc, Nhiều tác giả (2002), Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 19. Đặng Đức Siêu (2006), Sổ tay văn hoá Việt Nam, Nxb Lao động. 20. Lê Quang Thiêm (2005), Khái niệm văn hoá văn minh và văn hoá truyền thống Hàn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Nguyễn Tài Thư: (chủ biên) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội. 22. Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội. 23. Trần Ngọc Thêm (1999), Cở sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục. 24. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (1996), Về tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2006), Nho Giáo ở Việt Nam, NxbKHXH. 26. Phan Ngọc; Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học. 27. Tôn giáo Hàn Quốc và Việt Nam: Nghiên cứu so sánh, Hà Nội 2007, Ngô Xuân Bình – Phạm Hồng Thái chủ biên. TS. Lý Xuân Chung Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Trước << | Trang thứ 4/4