Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Xã hội


  • CÁC CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG LAO ĐỘNG NỮ Ở HÀN QUỐC (Phần 1)

    1. Tỷ lệ lao động nữ ở Hàn Quốc và một số vấn đề

    Tại Hàn Quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ có việc làm của phụ nữ (từ 15 đến 64 tuổi) lần lượt là 54,9% và 53,1% trong năm 2011. Trong hai lần khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2003 và 2009, tỷ lệ trên đều có sự sụt giảm mạnh, song về tổng thể đều có sự gia tăng. Tuy nhiên, khoảng một nửa phụ nữ Hàn Quốc trong độ tuổi lao động vẫn chưa có việc làm.

  • MƯỜI SỰ KIỆN NỔI BẬT Ở HÀN QUỐC NĂM 2014

    Hàn Quốc đã trải qua năm Giáp Ngọ với nhiều biến đổi về chính trị, kinh tế… Sau đây là những sự kiện nổi bật ở Hàn Quốc năm 2014.

    1. Thảm họa chìm tàu Sewol, hồi chuông cảnh báo vấn đề an toàn tại Hàn Quốc

    Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 16/4/2014, tàu khách Sewol, trọng tải 6.825 tấn xuất phát từ cảng Incheon đang trên đường đến đảo Jeju đã bị lệch trọng tâm gây mất cân bằng và chìm dần tại vùng biển gần đảo Byeongpung, huyện Jindo, tỉnh Nam Jeolla. Trên tàu có tất cả 476 người, gồm 325 học sinh Trường Phổ thông Trung học Danwon ở thành phố Ansan (tỉnh Gyeonggi) đang trong chuyến du lịch thực tế, các hành khách khác và thủy thủ đoàn.

  • ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN VÀ CÁC TỔ CHỨC GIÁO VIÊN Ở HÀN QUỐC

    Giáo viên (GV) tiểu học dạy học sinh từ 6 tuổi đến 12 tuổi. Một GV dạy tất cả các môn. Tuy nhiên, một số trường hiện nay đã có GV cho một số môn chuyên biệt như âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục thể chất, thực hành nghệ thuật và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

  • MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CẢI CÁCH GIÁO DỤC Ở HÀN QUỐC

    Mục tiêu chính của cuộc cải cách giáo dục ở Hàn Quốc hiện nay là nhằm xây dựng một nền giáo dục mở, tạo cơ hội cho mọi người được học tập suốt đời để họ có thể trở thành những con người mới có đủ tri thức, năng lực, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội thông tin và toàn cầu hoá.

  • CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC HÀN QUỐC

    1. Chính sách và tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu

    Cùng với sự phát triển nhanh chóng của giáo dục, nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng đã nảy sinh. Để giải quyết các vấn đề đó, hoạt động nghiên cứu đã được thúc đẩy một cách toàn diện trên các mặt như: tiêu chuẩn, mục tiêu giáo dục, chương trình, phương pháp giảng dạy, hệ thống quản trị vv…

  • ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (GDPT) Ở HÀN QUỐC (TÓM TẮT)

    1. Một số hạn chế của chương trình giáo dục ở Hàn Quốc

    • Có thể thấy, các chương trình GDPT Hàn Quốc trước đây về cơ bản không khác Việt Nam là mấy, nghĩa là cũng mang tính “tập quyền” rất cao, bắt buộc đối với tất cả các bậc học, từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, áp dụng cho mọi loại hình trường, cả tư thục và công lập. Quy định chặt chẽ mục tiêu giáo dục, các môn cần dạy trong từng năm học, số ngày học và phân bố thời gian cho từng môn học trong từng năm.

  • HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ SAU PHỔ THÔNG CỦA HÀN QUỐC (TÓM TẮT)

    1. Sơ đồ hệ thống giáo dục các cấp (6-3-3-4)

    Hệ thống giáo dục Hàn Quốc được cải tiến từ hệ thống giáo dục cũ (6-4-2-4) sang hệ mới (6-3-3-4).

    Trẻ em Hàn Quốc từ 3 tuổi đến 5 tuổi thuộc giai đoạn mẫu giáo (Kindergarten), không bắt buộc; bắt đầu vào lớp 1 là 6 tuổi.  Giai đoạn phổ thông gồm ba cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT).

  • KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC HÀN QUỐC (TÓM TẮT)

    I. Lịch sử phát triển

    Có thể tóm tắt các dấu mốc chính trong lịch sử phát triển giáo dục Hàn Quốc hiện đại như sau:

    • Hệ thống giáo dục hiện đại được hình thành từ thế kỷ 19 (bao gồm giáo dục tư và công) bởi các nhà truyền giáo đạo cơ đốc, và từ đó đã có rất nhiều trường tư thục được hình thành ở Hàn Quốc bởi các nhà truyền giáo Phương Tây.

  • VẤN ĐỀ HỦY BỎ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở HÀN QUỐC

    Theo Kookmin Ilbo, một tờ báo thuộc chính phủ Hàn Quốc cho biết, chính phủ nước này sẽ loại bỏ hệ thống phân loại người khuyết tật hiện tại nhằm tiến hành cải cách,  đơn giản hóa hệ thống đánh giá mức độ khuyết tật trong năm 2014. Tiếp theo, chính phủ tạm dừng việc mở rộng các dịch vụ cho người khuyết tật theo hướng cải tiến đơn giản. Theo giải thích từ phía chính phủ, điều này sẽ đáp ứng nguyện vọng của người khuyết tật bằng cách xóa bỏ đồng thời hệ thống đánh giá hiện tại. Tuy nhiên, nhiều nhóm đại diện cho người khuyết tật đã chỉ trích quyết định trên, coi đây là một sự thất hứa từ phía chính phủ và yêu cầu chính phủ cam kết xóa bỏ đồng thời hệ thống đánh giá khuyết tật.

  • KÝ ỨC VỀ VĨ TUYẾN 38

    1. Đặt vấn đề:

    Do số gặp may không chỉ một lần, cho nên tôi đuợc tiếp xúc trực tiếp với phong tục tập quán của một vài dân tộc trên thế giới. Nhưng các ký ức ấy, rồi nó cũng chìm nghỉm trong cuộc vật lộn mưu sinh triền miên.





Scroll To Top