Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Bên cạnh đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 25 của Hàn Quốc. Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 15 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 35 của Hàn Quốc. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam tiếp tục tăng, đã làm cho thặng dư thương mại của Hàn Quốc với Việt Nam đã lên tới 2,05 tỷ USD vào năm 2003 so với 1,18 tỷ USD năm 1999.

Các mặt hàng xuất/nhập khẩu chính:

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc sang Việt Nam là : nguyên vật liệu thô cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và vốn đầu tư sử dụng cho ngành công nghiệp, như bông (vải thường và các nguyên vật liệu thô/sơ chế), xe máy, các sản phẩm thép/kim loại, các sản phẩm dầu mỏ và điện/điện tử.

+ Các mặt hàng nhập khẩu chính của Hàn Quốc từ Việt Nam: các sản phẩm cơ bản như hàng thuỷ sản, bông và các sản phẩm nông nghiệp.

2. Đầu tư

Tính đến tháng 5 năm 2004, tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam lên tới 4,37 tỷ USD với 729 dự án, khiến Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư lớn thứ 4 của Việt Nam.

Về mặt vốn đầu tư tích luỹ, Việt Nam là nước nhận đầu tư lớn thứ 6 của Hàn Quốc. Năm 2002, Việt Nam là nước nhận đầu tư của Hàn Quốc lớn thứ 5 sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông và Niudilân. Tuy nhiên Việt Nam đã bước lên vị trí thứ 2 sau Trung Quốc vào năm 2003. So với các thành viên ASEAN, Việt Nam là nước nhận đầu tư nhiều nhất của Hàn Quốc kể từ năm 2002.

Từ giữa thập kỷ 1990, các khoản đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã được đa dạng hóa ở nhiều lĩnh vực bao gồm việc phát triển các nguồn lực và cơ sở hạ tầng, và mức đầu tư cũng đã tăng lên. Đặc biệt, số công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đã tăng đột biến kể từ năm 1995. Gần đây, số công ty Hàn Quốc hoạt động ở Việt Nam là khoảng 760 công ty và những công ty này đang sử dụng khoảng 200.000 đến 300.000 lao động.

Trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997, ngành công nghiệp nặng bao gồm ngành sản xuất thép, điện tử và xe hơi với sự có mặt của các tập đoàn kinh doanh lớn như Daewoo, LG và POSCO đã tạo lập một luồng đầu tư chính của Hàn Quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây đã gia tăng các khoản đầu tư nhỏ hơn do các công ty vừa và nhỏ thực hiện. Các công ty này đang đầu tư vào các lĩnh vực cần nhiều lao động như ngành bông, may mặc, giầy dép, túi xách và mũ. Một số lượng ngày càng tăng các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đang đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ CDMA (viễn thông).

3. Tài trợ ODA

Các dự án ODA của Hàn Quốc dành cho Việt Nam được bắt đầu từ khi mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia được thiết lập vào năm 1992.

Thực tế cho thấy, từ giữa thập kỷ 1990, Việt Nam đã trở thành nước nhận viện trợ chính của Chương trình viện trợ và hợp tác kỹ thuật của Hàn Quốc.

Hàn Quốc viện trợ trị giá 41 triệu USD cho Việt Nam trong giai đoạn 1991-2003 thông qua Quĩ Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Cụ thể là, Hàn Quốc đã cung cấp tài chính cho 25 dự án, bảo trợ 5 công trình nghiên cứu phát triển, mời 1.437 người đi đào tạo, gửi 33 chuyên gia và 102 tình nguyện viên từ Hàn Quốc, và cung cấp 42.000 USD cho quĩ cứu trợ khẩn cấp. Các dự án mà Hàn Quốc viện trợ bao gồm dự án xây dựng trường học, bệnh viện ở các khu vực trung tâm, trợ giúp cho hoạt động của trường kỹ thuật công nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam, xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam và xây dựng một trung tâm đào tạo hướng nghiệp.

Mặc dù, tổng viện trợ (hoàn lại và không hoàn lại), của Hàn Quốc nhỏ hơn so với các nước khác, song các chương trình viện trợ của Hàn Quốc vẫn rất đáng quí bởi chúng được thực hiện rất nhanh chóng và tập trung vào các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của sự nghèo đói. Đáng chú ý nhất là, Hàn Quốc đã cung cấp 2 triệu USD cho dự án xây 40 trường phổ thông cơ sở ở các thành phố trung tâm trong khoảng từ năm 2001 đến 2002 và 3 triệu USD cho dự án xây bệnh viện năm 2002-2004.

Thực hiện: Minh Thanh

Biên tập: Nhóm website

Nguồn: TVTTNCHQ, 07

Scroll To Top