Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


HIỆN TRẠNG THAM NHŨNG Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Chính phủ đã nhận ra sự cần thiết phải củng cố hệ thống tài chính một cách thường xuyên và hạn chế các trùm tư bản quay trở lại thói quen trước đây về vay mượn và chi tiêu để phát triển mở rộng và câu kết với các thế lực chính trị.

Các cuộc điều tra đã được tiến hành để làm sáng tỏ nạn tham nhũng tại Hàn Quốc. Dưới đây là một trong số những phát hiện thông qua khảo sát, điều tra (được thực hiện năm 2002):

+ Các chính khách có mức độ tham nhũng cao hơn viên chức vì 43 % câu trả lời đồng nhất với tuyên bố trên và chỉ có 20% nhất trí với với tuyên bố ngược lại.

+ Phần lớn người Hàn Quốc thấy mức độ tham nhũng tại Hàn Quốc là vô cùng cao. 37% người trả lời nhận thức nạn tham nhũng ở mức rất nghiêm trọng và 34,6% cho rằng tham nhũng ở mức nghiêm trọng. Tổng số, có 71,6% công chúng lo ngại về tình hình tham nhũng trong xã hội Hàn Quốc.

+ Nhận thức của công chúng về các sáng kiến chống tham nhũng còn tương đối hạn chế. Chỉ có 34% nhận thức tương đối đầy đủ; 66 % không có nhận thức gì. Trong số các công chức, có đến 59% phát biểu rằng họ biết các nỗ lực về chống tham nhũng, 18% nói là không, 15% trả lời là họ không nắm chắc và 8% khằng định rằng họ không hề biết gì.

+ Công chúng xếp tệ tham nhũng trong lĩnh vực công là vấn nạn nghiêm trọng thứ tư của quốc gia chỉ xếp dưới sự bất ổn định kinh tế, vấn đề quan hệ Nam - Bắc Triều Tiên và chế độ gia đình trị, cục bộ địa phương.

+ Đồng thời, kết quả khảo sát cho thấy 62 % dân chúng cho rằng cải cách của Chính phủ trong các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng đã giúp ngăn ngừa tệ nạn này trong khi 33 % trả lời chúng không giúp ích gì và 5% không có ý kiến gì.

+ Về sắp xếp vị trí ưu tiên và thứ bậc các chính sách, số người trả lời xếp ba lĩnh vực chính sách dưới đây là quan trọng nhất: hành động chống tham nhũng toàn quốc (30%), sự kiểm tra của công dân và mở rộng cơ hội tham gia (24%) và xử phạt nghiêm khắc và tăng cường hoạt động điều tra của công tố viên và lực lượng cảnh sát (16%).

+ Khu vực công được nhìn nhận có mức độ tham nhũng (74,2%) cao hơn khu vực tư nhân (25,8%).

+ 80% viên chức được khảo sát cho rằng đã có sự cải tiến nào đó trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng; chỉ có 2% trả lời là không hề có sự cải thiện nào. Thêm vào đó, 81% viên chức được thăm dò đã đánh giá tích cực cam kết phòng chống tham nhũng của người đứng đầu cơ quan tổ chức; chỉ có 3% đưa ra những đánh giá tiêu cực.

Thực tế cho thấy từ khi bắt đầu chính quyền của Tổng thống Kim Dae-jung, số lượng các sai phạm của công chức bị tố cáo đã tăng lên do kết quả hoạt động điều tra và giám sát được thực hiện một cách kiên quyết, mạnh mẽ, nhưng thực tế là con số các viên chức tham nhũng đã và đang giảm xuống: năm 1998 có 7420 viên chức bị xử phạt về tội tham nhũng, nhưng con số đó đã giảm xuống còn 7086 người năm 1999 và xuống 5091 người năm 2000. Sự giảm bớt tỷ lệ án chưa chắc đã tỷ lệ với tình trạng tham nhũng ít đi mà có thể là hoạt động truy cứu kém hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng đơn từ khiếu nại cũng đã giảm mạnh xuống còn 1185 năm 1998, 1030 năm 1999 và sau đó xuống còn 682 vụ việc vào năm 2000.

Nếu đánh giá theo chỉ số tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Tranperancy International - TI) thì tình hình tại Hàn Quốc năm 2001 vẫn tương đối nan giải, từ 5,02 điểm năm 1996 rơi xuống điểm số 3,8 năm 1999. Năm 2001 đã tăng lên 4,2 , sự tăng lên từ từ đó đã đặt nước này ở vị trí thứ 42 trong số 91 nước được đưa vào cuộc điều tra của TI (điểm số từ 0 đến 10 trong đó điểm 0 để chỉ tham nhũng ở mức cao nhất và điểm 10 để chỉ tham nhũng ở mức thấp nhất).

B¶ng 10: Chỉ số BPI của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, 2002

Vị trí



Nền kinh tế



Điểm số



Vị trí



Nền kinh tế



Điểm số

1



Úc



8,5



12



Pháp



5,5

2



Thuỵ Điển



8,4



13



Nhật Bản



5,3

3



Thuỵ Sĩ



8,4



13



Hoa Kỳ



5,3

4



Áo



8,2



15



Hồng Kông



4,3

5



Canađa



8,1



15



Malaysia



4,3

6



Bỉ



7,8



17



Ý



4,1

7



Hà Lan



7,8



18



Hàn Quốc



3,9

8



Vương quốc Anh



6,9



19



Đài Loan



3,8

9



Đức



6,3



20



Trung Quốc



3,5

10



Singapore



6,3



21



Nga



3,2

11



Tây Ban Nha



5,8



Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế, xem trang web: www.transparency.org

Trong những năm gần đây TI cũng đã áp dụng Chỉ số Người đưa Hối lộ (Bribe Payers Index-BPI) để làm rõ bên đưa hối lộ. Năm 2002, BPI Hàn Quốc xếp vị trí 18 trong số 21 nước được khảo sát. Vị trí của Hàn Quốc so với các nước khác đã phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa Chính phủ và doanh nghiệp và tập quán coi đút lót và hối lộ như là những cách thức để đạt mọi thứ.



Tác giả: Ngô Minh Thanh

Biên tập: Nhóm website

Scroll To Top