Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


VÀI NÉT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HÀN QUỐC GẦN ĐÂY

Đăng ngày:

Hơn nữa, một phần dân số đủ lớn phải nhận thức được tính nghiêm trọng của những vấn đề này trước khi tiến hành bất kỳ biện pháp nào để giải quyết tình hình. Do vậy, công chúng cần có thời gian để nhận biết tính nghiêm trọng của sự thay đổi, suy thoái môi trường và những hậu quả liên quan tạo thành các vấn đề xã hội và chính trị. Các nhà nghiên cứu môi trường Hàn Quốc cho rằng, lý do giải thích hiện tượng này một phần là do tác động của ô nhiễm và tàn phá môi trường chỉ có thể được nhận biết sau khi nó đạt đến một điểm nhất định. Ngoài ra, cần có những tiến trình xã hội khác nhau để vượt qua ý thức hệ phát sinh từ tăng trưởng kinh tế của công chúng và nâng cao nhận thức của công chúng về tính nghiêm trọng của các vấn đề môi trường và chất lượng cuộc sống.

Ở Hàn Quốc, một loạt các biến cố môi trường xảy ra đã gây được sự quan tâm ngày càng tăng của các phương tiện truyền thông, hoạt động của các nhóm công dân liên quan đến môi trường cũng như các phong trào môi trường toàn cầu trong thập kỷ 1980 đã giúp công chúng nhận thức những vấn đề môi trường là các vấn đề xã hội và chính trị nghiêm trọng và giúp họ tăng cường nỗ lực của mình để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường Hàn Quốc đã phát sinh và mang tính cơ cấu diễn ra trong thế kỷ 20 khi quốc gia này trải qua thời kỳ thực dân Nhật Bản đô hộ, Chiến tranh Triều Tiên và thời kỳ tái thiết kinh tế bắt đầu trong những năm 1960.

Từ lâu Hàn Quốc được coi là “vùng đất của những ngọn núi và dòng sông xinh đẹp”, Hàn Quốc đã phải chịu đựng sự huỷ hoại to lớn đối với hệ sinh thái trong thời kỳ Nhật chiếm đóng và Korea War. Trong thời kỳ xây dựng lại sau chiến tranh, việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ đã làm suy giảm sự canh tác trong nước. Thêm vào đó, những cánh rừng bị tàn phá do người ta lấy cây làm chất đốt. Như vậy, hệ sinh thái tự nhiên của Hàn Quốc đã phải chịu thiệt hại do Korea War và thời kỳ hiện đại hoá sau đó.

Thực tế cho thấy, vấn đề môi trường Hàn Quốc đã được đưa vào các văn bản pháp quy của Nhà nước trong thập kỷ 1960 khi chính quyền Park Chung Hee khởi xướng bước phát triển dựa trên chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đầu tiên. Người Hàn Quốc đã phải vượt qua nỗi đau Korea War, và lúc bấy giờ đã chịu cảnh nghèo đói lan rộng và lạm phát tăng cao cùng nạn thất nghiệp nghiêm trọng, họ hoan nghênh những nỗ lực của chính phủ và háo hức hơn khi tham gia bước khởi đầu này. Thể chế Park giành quyền lực thông quy một cuộc đảo chính, đã thực thi các biện pháp chính sách mang động lực chính trị nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Như vậy, vào giai đoạn đối đầu căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, chính quyền Park Chung Hee theo đuổi chính sách1 phát triển kinh tế với một nỗ lực cao nhất nhằm xây dựng một quốc gia giàu mạnh.

Với chính sách phát triển này, một kế hoạch “bắt kịp” đã được thực hiện, hướng tới mục tiêu đạt được tốc độ phát triển theo đó chính phủ chỉ đạo việc cung cấp vốn và phương tiện sản xuất tập trung vào những lĩnh vực và khu vực chọn lọc nhằm hỗ trợ các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của chính phủ bao gồm sự mở rộng xuất khẩu và cải thiện thu nhập bình quân đầu người. Đặc biệt, do nguồn tài nguyên hạn chế và những vấn đề liên quan đến xúc tiến các hoạt động sản xuất, chính phủ nước này theo đuổi một chiến lược phát triển dựa trên lý thuyết kinh tế học trọng nông mang động cơ chính trị và nhằm tới mục tiêu hiện thực hoá tăng trưởng kinh tế tối đa trong thời gian ngắn nhất có thể. Kết quả là, tiến trình công nghiệp hoá và đô thị hoá gia tăng mạnh mẽ ở Hàn Quốc dẫn đến huỷ hoại môi trường.

Thực tế cho thấy, sự tập trung sản xuất trong những khu công nghiệp dẫn đến thải ra quá mức chất gây ô nhiễm ở những vùng đó. Ngoài ra, mật độ dân cư gia tăng chưa từng thấy ở các khu vực thành phố làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường nhất là tích luỹ rác và chất phế thải. Hơn nữa, sự mở rộng không được kiểm định của các khu vực đô thị đã dẫn đến suy giảm đáng kể đất nông nghiệp và vành đai xanh. Tiến trình đô thị hoá đã khuyến khích dân cư di chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị đã tạo ra “hiệu ứng rỗng” trong nhiều vùng nông thôn và các trang trại đã sử dụng một khối lượng lớn phân bón và thuốc trừ sâu để thúc đẩy sản xuất, tất yếu phá huỷ hệ sinh thái nông nghiệp đặc biệt là suy thoái đất và ô nhiễm nước.

Tuy nhiên, chiến lược phát triển dựa vào lý thuyết kinh tế học trọng nông cũng góp phần vào việc “làm nghèo” môi trường bởi các khoản hỗ trợ tài chính của chính phủ cho những doanh nghiệp được chọn lọc, đó là các Jaebeol, những tập đoàn kinh doanh này tìm cách độc quyền thị trường trong nước, chống lại các nỗ lực thực thi những quy định môi trường, không đầu tư các phương tiện để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, và trốn tránh trách nhiệm bảo trì phương tiện sản xuất của họ. Hơn nữa, do quyền kiểm soát tuyệt đối quyền lực trong chính quyền, các kế hoạch phát triển kinh tế và các công cụ chính sách khởi đầu đã được sử dụng theo cách thức chuyên quyền thể hiện qua việc ban hành các đạo luật đặc biệt và thiếu những nghiên cứu có tính khả thi. Kết quả là làm mất cân đối giữa các khu vực, các lĩnh vực công nghiệp và khác biệt giữa các tầng lớp xã hội tăng lên, và phá huỷ hệ sinh thái.

Điều cần nhấn mạnh là sự phá huỷ hệ sinh thái và hậu quả của nó dẫn đến tạo ra những thách thức hoàn toàn mới đối với môi trường. Kể từ năm 1990, các nhà sản xuất sử dụng những phương tiện không hiệu quả, nhất là trên khía cạnh tiêu dùng năng lượng và nguyên liệu thô. Điều này cho thấy họ không muốn và không đủ khả năng tài chính để đổi mới hệ thống trang thiết bị sản xuất. Và đây là một trong những thủ phạm chính làm cho vấn đề môi trường trở nên nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó sự du nhập nhanh chóng chủ nghĩa tiêu dùng Phương Tây tiếp tục gây sức ép tới môi trường sinh thái và những nỗ lực để giải quyết những vấn đề này dường như bị chệch hướng.



Hải Ngọc

Biên tập: Nhóm website

Scroll To Top