Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


THỂ THAO NGÀY NAY Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Là World Cup lần đầu tiên được đồng tổ chức tại hai quốc gia trong lịch sử FIFA, World Cup lần thứ 17 đã chứng kiến kẻ ngoại đạo Hàn Quốc tiến thẳng vào bán kết trước sự ngạc nhiên của cả thế giới. Màn trình diễn ngẫu hứng gây bất ngờ của đội tuyển quốc gia Hàn Quốc đã quảng bá mạnh mẽ cho hình ảnh Đại Hàn Dân Quốc, in đậm hai chữ "Hàn Quốc" trong tâm trí bạn bè quốc tế.

Vòng chung kết bóng đã thế giới 2002 mang lại một cơ hội tuyệt vời để xoá đi những hình ảnh tiêu cực về Hàn Quốc, vốn gắn liền với chiến tranh, biểu tình, chủ nghĩa độc đoán, và đưa Hàn Quốc đứng vào hàng những nước tiên tiến trên thế giới.

Tinh thần thi đấu không biết mệt mỏi của các cầu thủ Hàn Quốc đã gây ấn tượng mạnh trong khán giả toàn cầu và làn sóng "Những con quỷ đỏ" tràn ngập đất nước cổ vũ cho đội tuyển của mình trong suốt thời gian diễn ra World Cup đã minh hoạ cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Hàn Quốc.

Tính năng động Hàn Quốc được thể hiện trên nhiều phương diện, trong và ngoài sân cỏ. Hàn Quốc đang đứng trước ngưỡng cửa của giai đoạn cất cánh mới trong kinh tế. Đây cũng là lúc Chính phủ và khu vực kinh tế tư nhân cùng tận dụng tốt nhất thành tựu thể thao vốn là những động lực khó có được này.

Tự hào về màn trình diễn ấn tượng của đội tuyển Hàn Quốc, báo chí ngoài nhận định Hàn Quốc là một trong những đội bóng thành công nhất tại giải vô địch bóng đá thế giới đầu thế kỷ.

Người Hàn Quốc cũng gây ấn tượng cho những người khách nước ngoài về màn "cổ vũ trên đường phố" một cách trật tự và đầy nhiệt huyết, mà theo cách nói của các nhà phân tích, đây là một khuôn mẫu về cổ động cho toàn thế giới.

Người ta ước tính là gần 22 triệu người đã đổ ra đường phố ở Hàn Quốc để cổ vũ cho đội tuyển quốc gia trong suốt bảy trận đấu của World Cup.

Số người ra đường trong trận Hàn Quốc - Italia ở vòng 1/16 là 4,2 triệu cổ động viên, trong trận tứ kết với Tây Ban Nha là 5 triệu người, và trong trận bán két gặp đội tuyển Đức là 6,5 triệu người. Trong trận đấu tranh huy chương đồng với đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 29/6 đã có 2,17 triệu người đổ ra đường.



Từ năm 1971, Hàn Quốc bắt đầu tổ chức các cuộc thi đấu bóng đá quốc tế hàng năm, ban đầu được biết đến với tên gọi Cup Tổng thống. Các giải đấu, từ khi được đổi lại tên thành Cup Hàn Quốc, đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao đáng kể kỹ thuật của các cầu thủ châu Á và củng cố sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các đội tuyển tham gia. Giải đấu thường thu hút các đội bóng từ Châu Á, Châu Âu, Mỹ Latin và Châu Phi. Năm 1983, Hàn Quốc đã trở thành nước Châu Á đầu tiên có giải bóng đá chuyên nghiệp. Năm 1994, giải bóng đá chuyên nghiệp được đổi tên thành K-League. Hiện nay, có mười đội bóng đang thi đấu trong khuôn khổ giải này. Từ mùa giải năm 1996, các cầu thủ nước ngoài được phép tham gia thi đấu trong khuôn khổ giải.

Vòng chung kết World Cup 2006 tại Đức

Nối tiếp kỳ tích lọt vào vòng bán kết World Cup 2002, đội tuyển quốc gia Hàn Quốc đã thể hiện tinh thần thi đấu kiên cường trong những trận thi đấu tại World Cup 2006.

Thu hút sự tập trung của toàn thế giới với một trận thắng, một trận hoà và một trận thua lần lượt trước các đội Tôgô, Pháp và Thuỵ Sỹ, đội tuyển quốc gia Hàn Quốc đang chuẩn bị đương đầu với một thử thách mới, đó là vòng chung kết World Cup FIFA 2010 tổ chức tại Nam Phi.

Các sự kiện thể thao quốc gia

Đại hội thể thao quốc gia được tổ chức tháng Mười hàng năm gồm 39 môn thể thao được đưa vào thi đấu chính thức với sự tham gia của các vận động viên trên khắp cả nước. Đại hội này được tổ chức luân phiên giữa các thành phố lớn như Seoul, Busan, Daegu, Gwangju và Incheon.

Đại hội thể thao thiếu nhi toàn quốc cũng được tổ chức hàng năm cho lứa tuổi học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở, thu hút hơn 10.000 học sinh trên cả nước tham gia. Đại hội thể thao quốc gia mùa đông, tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, gồm các môn thi: trượt băng tốc độ, trượt băng nghệ thuật, trượt tuyết, khúc côn cầu trên băng và ván trượt.

Một sự kiện thể thao khác cũng được tổ chức hàng năm là Đại hội thể thao toàn quốc dành cho người khuyết tật. Sự kiện này được tổ chức đều đặn hàng năm kể từ năm 1981, để đưa người khuyết tật trong cả nước xích lại gần nhau và thể hiện kỹ năng thể thao.

Trượt tuyết đã nhanh chóng trở thành môn thể thao mùa đông phổ biến trong giới trẻ Hàn Quốc trong những năm gần đây. Mùa trượt tuyết ở Hàn Quốc thường gắn, từ cuối tháng Mười Hai đến đầu tháng Ba, trong thời gian này, những chiếc xe buýt chạy tuyến giữa các khu trượt tuyết xa thành phố và Seoul. Vào tháng Hai hàng năm, Đại hội trượt tuyết dành cho người nước ngoài được tổ chức ở khu trượt Yongpyeong. Hàng ngàn khách du lịch từ các nước Đông Nam Á đến thăm Seoul vào mùa đông cũng tới các khu này chơi trượt tuyết và trượt băng.

Các môn thể thao khác

Người Hàn Quốc còn dẫn đầu trong một số môn thể theo khác tại các kỳ Olympic và các cuộc thi đấu quốc tế lớn khác, như các giải bóng chày, gôn, bắn tên, bắn súng, bóng bàn, trượt băng tốc độ và trượt tuyết.

Gần đây, các ngôi sao bóng chày của Hàn Quốc đã bắt đầu ghi danh trong các giải thi đấu ở Hoa Kỳ và Nhật Bản. Sau bước khởi đầu vất vả tại giải chuyên nghiệp, Park Chan - họ hiện đang là cầu thủ bóng chày chơi cho San Diego Padres và Kim Byung-hyun đang thi đấu cho Colorado Rockies. Choi Hee-sup cũng là một vận động viên tiên phong đầy triển vọng đang chơi trong khuôn khổ giải Chicago Cubs, một giải nhà nghề của Mỹ.

Đối với môn gôn, Hàn Quốc gần đây đã có nhiều vận động viên có đẳng cấp quốc tế. Đặc biệt, các nữ vận động viên gôn Hàn Quốc như Michelle wie, Pak Seri, Kim Mi-hyun đã tự khẳng định mình bằng những chiến thắng tại giải LPGA hay giải Mỹ mở rộng. Choi Kyung-ju đã giành hai danh hiệu tại giải PGA năm 2002.

Trong làng quần vợt, Lee Hyung-taik đã trở thành vận động viên Hàn Quốc đầu tiên giành chiến thắng tại cuộc thi quốc tế Addidas tổ chức tại Sydney, Australia vào tháng Giêng năm 2003.



Chuẩn bị và biên tập: Nhóm website

Nguồn: Hàn Quốc ngày nay, TVTTNCHQ

Scroll To Top