Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TÌNH TRẠNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG Ở HÀN QUỐC (Phần 2)

Đăng ngày:

Liệu có một giải pháp cho thực trạng trên?

Làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề phân biệt đối xử trong hoạt hoạt động tuyển dụng ở xã hội Hàn Quốc? Lời giải đó là các luật, qui định. Chính phủ Hàn Quốc đang quan tâm và giám sát chặt chẽ việc ban hành nhiều luật, các đạo luật cứng rắn, các quy định nghiêm khắc liên quan tới lao động.

Một đạo luật vừa được đề xuất là một ví dụ chính xác về cách giải quyết thực trạng phân biệt đối xử. Theo luật, các câu hỏi mang tính chất phân biệt đối xử, bao gồm yêu cầu về ảnh chân dung là bất hợp pháp. Theo tinh thần này, người lao động đề nghị doanh nghiệp sử dụng các mẫu đơn xin việc đã được chính phủ chấp thuận hoặc sử dụng các mẫu đơn xin việc mà chính phủ cung cấp.

Tuy nhiên, tính hiệu lực của chính sách trên vẫn còn bị bỏ ngỏ. Ngăn cản các nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi mang tính chất phân biệt đối xử trong quá trình phỏng vấn là bất khả thi. Chính phủ Hàn Quốc muốn tạo sự thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp trong cách thức tuyển dụng. Nhưng ngoài thực tế, các dự luật nói trên chỉ khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra những câu hỏi mang tính chất phân biệt đối xử một bước sau quá trình tuyển dụng. Chính sách này vẫn tồn tại hạn chế do cách thức xử lý doanh nghiệp mà chính phủ lựa chọn trong việc thi hành luật định.

Vậy người đi xin việc có thể lựa chọn giải pháp nào? Nếu ứng cử viên lựa chọn trở thành giám sát viên bên ngoài, chỉ cần lưu ý một điều: đừng trả lời các câu hỏi. Lịch sự nhưng kiên quyết nói với nhà phỏng vấn rằng, bạn không nghĩ câu hỏi đó liên quan tới nghề nghiệp và yêu cầu họ chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Một chiến dịch nâng cao nhận thức có thể tác động tới ý thức của của người tìm việc, giúp họ phân biệt được đâu là câu hỏi họ không nên trả lời và cho nhà tuyển dụng thấy những gì mong đợi khiến họ không tạo ra bởi những bất ngờ trong quá trình phỏng vấn. Đây là một giải pháp đơn giản, cung cấp cho các ứng cử viên sức mạnh để từ chối. Bởi các nhà hoạch định chính sách, các quan chức của chính phủ không thể trực tiếp giám sát mọi khía cạnh trong quá trình phỏng vấn.

Giải pháp kể trên thực chất là một cách tiếp cận về quyền con người. Trao quyền cho người dân bằng cách thông báo cho họ về quyền của mình - được hỗ trợ bởi luật pháp quốc tế - và khuyến khích họ thực hiện các quyền và yêu cầu đối xử công bằng.
Thật tuyệt nếu cách tiếp cận về quyền con người được tăng cường ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, quá trình áp dụng, triển khai chính sách trên sẽ gặp nhiều thách thức. Bởi lẽ, giải pháp không xét đến nhiều đặc trưng của xã hội hiện đại Hàn Quốc.

Nhiều năm qua, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Hàn Quốc luôn ở mức cao. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ửng cử viên có trình độ cao chắc chắn khiến người xin việc không muốn nói bất cứ điều gì gây tổn hại đến khả năng tìm việc của họ. Nhưng hãy thử đặt mình vào vị trí họ.

Theo các báo cáo và bài báo nhận định, các ứng cử viên biết rằng, việc cung cấp thông tin cá nhân là phân biệt đối xử. Một bài báo về 500 ứng cử viên cho biết, 70% cảm thấy bị phân biệt đối xử trong quá trình tìm kiếm việc làm. Vấn đề là họ cảm thấy bất lực trong quá trình phỏng vấn và chủ sử dụng lao động không nhìn thấy ranh giới giữa các câu hỏi liên quan tới công việc, các câu hỏi xâm phạm quyền riêng tư.

Theo một nhà quản lý doanh nghiệp, từ quan điểm xã hội và văn hóa, từ chối trả lời các câu hỏi của nhà phỏng vấn là hết sức thô lỗ ở Hàn Quốc. Ngoài ra, cùng với văn hóa tôn trọng những người có thâm niên, người cao tuổi hoặc người có cấp bậc, văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc đề cao hệ thống thứ bậc nghiêm ngặt. Nhân viên được mong đợi phải trung thành, làm theo hiệu lệnh và không được cãi lại cấp trên. Nếu không trả lời câu hỏi của nhà phỏng vấn, điều này sẽ khiến cho nhà phỏng vấn cảm thấy bẽ mặt trước đồng nghiệp của họ, một vấn đề không hề đơn giản đối với nhà tuyển dụng. Do vậy, để tìm được việc làm, nhiều ứng cử viên không thể từ chối các câu hỏi mang tính chất phân biệt đối xử của nhà tuyển dụng.

Vấn đề kể trên trong thị trường lao động Hàn Quốc đã khiến cho nhiều thanh niên từ bỏ việc làm hoàn toàn, tham gia một nhóm gọi là Neets, viết tắt của “Không học hành, không đào tạo, không làm việc”. Những người này chiếm khoảng 15% dân số trẻ Hàn Quốc, gần gấp đôi mức trung bình của OECD. Bên cạnh đó, tỷ lệ thanh niên Hàn Quốc mong muốn tìm kiếm công việc ở nước ngoài ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Nhiều người cho rằng, việc trừng phạt các công ty với các mức phạt chỉ là một sự thay đổi bề ngoài, không có hiệu quả trong việc xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong hoạt động tuyển dụng. Những gì mà thế hệ trẻ mong muốn đó là một sự thay đổi trong văn hóa Hàn Quốc. Tuy nhiên, những mong muốn trên không thể trở thành hiện thực trong thời gian ngắn.

Hiện tại, luật chống phân biệt đối xử đã được thông qua ở Hàn Quốc. Nhưng tại các tòa án địa phương, luật chống phân biệt đối xử chưa thực sự được công nhận. Vì vậy, quá trình bắt đầu với những thay đổi về văn hóa ở Hàn Quốc còn kéo dài. Tuy nhiên, việc thông qua đạo luật trên đã khiến cho nhiều thanh niên có dũng khí “không trả lời” các câu hỏi mang tính chất phân biệt đối xử. Mặc dù hơi chậm trễ, nhưng nhiều thanh niên Hàn Quốc sẵn sàng từ bỏ quá trình tìm kiếm việc làm. Số còn lại, họ lại bắt đầu cuộc hành trình tới hiệu ảnh chuyên nghiệp.

 

Tống Thùy Linh

Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Lược dịch theo nguồn:

Daniel Corks, “Fines won’t change discrimination in job search”, https://koreaexpose.com/voices/fines-no-solution-discrimination-job/

 


Scroll To Top