Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỀ CÔNG NGHỆ XANH CỦA HÀN QUỐC (PHẦN 2)

Đăng ngày:

2. Phân loại công nghệ xanh của Hàn Quốc

Bảng: Phân loại công nghệ xanh

Phân loại

Phân loại bậc 2

Một số công nghệ cụ thể

Công nghệ dự báo

Dự báo và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH)

- Công nghệ dự báo và mô hình hóa biến đổi khí hậu;

- Công nghệ đánh giá tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu

Công nghệ nguồn năng lượng

Năng lượng tái tạo (Năng lượng mặt trời)

- Công nghệ từ tính hóa hiệu quả cao cho pin mặt trời silicon;

- Công nghệ sản xuất hàng loạt pin mặt trời không-silicon;

- Công nghệ nhiệt mặt trời

Năng lượng tái tạo

 

- Công nghệ năng lượng sinh học

- Công nghệ năng lượng hải dương

- Công nghệ địa nhiệt

- Công nghệ thủy điện

- Công nghệ phong điện

Phản ứng nhiệt hạch

- Công nghệ lò phản ứng nhanh thân thiện với môi trường ;

- Công nghệ thiết kế và xây dựng lò phản ứng nước nhẹ theo mẫu cải tiến;

- Công nghệ năng lượng từ phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng hợp hạch)

Pin nhiên liệu - hydro

 

- Công nghệ sản xuất và lưu trữ hydro hiệu quả cao;

- Công nghệ hệ thống pin nhiên liệu hiệu suất cao thế hệ tiếp theo;

- Công nghệ khác về pin nhiên liệu

Công nghệ nâng cao hiệu suất

Nâng cao hiệu suất nhiên liệu hóa thạch

- Công nghệ phát triển tích hợp khí hóa than

- Công nghệ khác về hóa lỏng và khí hóa than

Nâng cao hiệu quả năng lượng

- Công nghệ Đi-ốt phát quang (LED)/ Công nghệ IT xanh;

- Công nghệ nâng cao hiệu quả điện gia dụng;

- Công nghệ pin thứ cấp hiệu quả cao

Nâng cao hiệu suất vận chuyển

- Công nghệ xe ô tô phát thải thấp, hiệu quả cao

- Công nghệ giao thông vận tải thông minh

 

 

Quốc thổ xanh

- Công nghệ tái tạo không gian sinh thái và tái sinh đô thị;

- Công nghệ thành phố xanh, công nghệ xây dựng ít năng lượng, thân thiện môi trường;

- Công nghệ ngôi nhà xanh

Nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất thân thiện môi trường và nâng cao hiệu quả nguyên liệu

- Công nghệ Green Process (Quy trình xanh, sản xuất khép kín);

- Công nghệ nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất;

- Công nghệ nâng cao hiệu quả nguyên liệu

Công nghệ xử lý cuối quá trình

Giám sát và kiểm soát ô nhiễm không khí

- Công nghệ thu thập, lưu trữ và xử lý CO2

- Công nghệ xử lý không-CO2

Chất lượng nước

- Công nghệ đánh giá và quản lý chất lượng nước

- Công nghệ đảm bảo tài nguyên nước

Xử lý chất thải

- Công nghệ giảm thiểu, tái chế và năng lượng hóa chất thải

Giữ gìn vệ sinh môi trường

- Công nghệ giám sát vật liệu nguy hại và xử lý môi trường

CN thực tại ảo

 

- Công nghệ thực tại ảo

Nguồn: 녹색기술센터 (2014), 2014 녹색기술정책백서 (Sách trắng về chính sách công nghệ xanh năm 2014).

Trong số 5 loại hình CNX như trên, Hàn Quốc đã đưa ra một danh sách gồm 75 CNX để từ đó lựa chọn ra những CNX làm công nghệ xanh cốt lõi. Việc lựa chọn này dựa theo quá trình phân tích chuyên sâu về 3 yếu tố: (1) khả năng đóng góp về mặt tăng trưởng kinh tế, (2) khả năng đóng góp mang tính bền vững về môi trường và (3) tầm quan trọng về mặt chiến lược.[1] Sau quá trình thẩm định dựa theo 3 tiêu chí này, Hàn Quốc đã công bố 27 công nghệ xanh cốt lõi. (xem danh sách sau)

Bảng : Danh sách 27 công nghệ xanh cốt lõi

trong Kế hoạch quốc gia về Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc

 

Lĩnh vực

27 Công nghệ xanh cốt lõi

 

Biến đổi khí hậu (BĐKH)

1. Giám sát/ dự báo và mô hình hoá BĐKH

(4)

2. Đánh giá tác động và thích ứng BĐKH

(4)

Công nghệ nguồn năng lượng

3. Pin mặt trời dựa trên công nghệ đa tinh thể silicon (Silicon-based solar cells)

(1)

4. Pin mặt trời không dựa trên công nghệ đa tinh thể silicon

(4)

5. Năng lượng sinh học

(4)

6. Lò phản ứng nước nhẹ

(1)

7. Lò phản ứng nhanh thế-hệ-tiếp-theo

(3)

8. Năng lượng từ phản ứng tổng hợp hạt nhân

(3)

9. R&D về năng lượng hydro

(3)

10. Pin nhiên liệu hiệu suất cao

(3)

Công nghệ nâng cao hiệu suất

11. Công nghệ kích thích sinh trưởng ở thực vật

(3)

12. Chu trình liên hoàn khí hoá tích hợp    (Integrated gasification combined cycle)

(3)

13. Ô tô xanh

(2)

14. Cơ sở hạ tầng thông minh cho vận tải và logistics

(4)

15. Thành phố xanh và phục hưng đô thị

(3)

16. Công trình xây dựng xanh

(3)

17. Công nghệ xử lý xanh

(2)

18. Đi-ốt phát quang (LED) hiệu suất cao/IT xanh

(1)

19. Máy chạy điện kết-hợp-IT

(IT-combined electric machines)

(3)

20. Pin thứ cấp (Secondary batteries)

(2)

Công nghệ xử lý cuối quá trình

(End-of-pipe)

21. Thu thập, lưu giữ và xử lý các-bon

(3)

22. Xử lý không thải các-bon

(Non-CO2 processing)

(2)

23. Quản lý và đánh giá chất lượng nước

(2)

24. Các nguồn nước thay thế

(2)

25. Tái chế rác thải

(2)

26. R&D trong giám sát và xử lý các chất nguy hại

(3)

R&D về thực tại ảo

27. Thực tại ảo

(2)

(1) Công nghệ đầu tư chiều sâu ngắn hạn

(2) Công nghệ đầu tư chiều sâu trung hạn

(3) Công nghệ đầu tư chiều sâu dài hạn

(4) Công nghệ đầu tư dài hạn theo từng bước

Nguồn: UNEP (2010), Overview of The Republic of Korea’s National Strategy for Green growth.

Trong số 27 CNX cốt lõi này, có một số công nghệ mang đặc tính rõ ràng của CNX khi đề cập đến các thông số như: biến đổi khí hậu, cường độ các-bon và cường độ năng lượng. Còn một số công nghệ khác, bao gồm công nghệ thông tin, thực tại ảo, ... nên được xem xét trong bối cảnh của một mục tiêu chính sách rộng lớn hơn – mục tiêu thúc đẩy chất lượng tăng trưởng và đa dạng hóa của nền kinh tế Hàn Quốc – hướng tới nền kinh tế tri thức và dịch vụ. Những CNX cốt lõi này đã, đang và sẽ được tập trung nghiên cứu, phát triển và sau đó được thương mại hóa nhằm đạt được những mục tiêu của chính sách phát triển CNX của Hàn Quốc.

 

Lương Hồng Hạnh

Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc

Tài liệu tham khảo:

1. Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam (1994), Điều 2, khoản 8.

2. National Assembly (Quốc hội Hàn Quốc) (2009), 저탄소 녹색성장 기본법 (Luật khung về Tăng trưởng xanh, ít các-bon), Chương 1,Điều 2, phần Định nghĩa.

3. Green technology – What is it?, http://www.green-technology.org/what.htm.

4. Wikipedia, https://en.wikipedia.org/wiki/Environmental_technology

5. Xiaoqing Heng and Chengxiao Zou (2010),  How can Green Technology be possible, Asian Social Science 6 (5): 110-114.

6. 녹색기술센터 (2014), 2014 녹색기술정책백서 (Sách trắng về chính sách công nghệ xanh năm 2014).

7. UNEP (2010), Overview of The Republic of Korea’s National Strategy for Green growth (Tổng quan chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc).

 



[1] 2014 Sách trắng về chính sách công nghệ xanh, 녹색기술백서_GTC


Scroll To Top