Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC QUA GÓC NHÌN CỦA CHUYÊN GIA HÀN QUỐC (Phần 3)

Đăng ngày:

Thứ tư là hiện tượng giải trừ công nghiệp (phi công nghiệp hoá). Khi so sánh với quá trình công nghiệp hoá của các nước tiên tiến, hiện tượng giải trừ công nghiệp của ngành sản xuất Trung Quốc có xu hướng diễn ra nhanh và mạnh mẽ. Trong bối cảnh nền sản xuất truyền thống của một số khu vực liên tục suy giảm và việc đào tạo để phục hồi ngành sản xuất còn nhiều thiếu sót, các công ty đã từng kinh doanh trong lĩnh vực này chuyển hướng kinh doanh chính sang các ngành như bất động sản, đầu tư tín dụng v.v... Chính vì nguyên nhân đó, ngành sản xuất của các khu vực này đã di chuyển sang khu vực Trung Tây của cả nước hoặc các quốc gia đông Nam Á như Việt Nam, khiến quy mô của ngành công nghiệp thu nhỏ lại.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giải trừ công nghiệp là do sự gia tăng chi phí sản xuất và sự khác biệt về mặt lợi nhuận giữa các ngành công nghiệp khác nhau.Việc gia tăng giá của các yếu tố sản xuất như nguyên liệu và tiền lương nhân công đã dẫn đến tình trạng rút vốn ra khỏi các ngành sản xuất. Ví dụ như: các công ty dệt may, ngành công nghiệp truyền thống lớn nhất và có khả năng bảo quản lâu  có tỷ lệ lợi nhuận chỉ đạt được 5% so với tiêu chuẩn bình thường  khiến cho một số các doanh nghiệp lâm vào cảnh không còn cách nào khác phải phụ thuộc vào nhân dân. Hiện nay, lợi nhuận hàng tháng của thành phố Ôn Châu là 3%, tức là tương đương với 36%/ 1 năm và nhiều hơn gấp 7 lần so với lợi nhuận sản xuất của ngành dệt may, điều này khiến cho các doanh nghiệp không thể trả lãi và dẫn đến việc uy hiếp sự tồn tại của các doanh nghiệp. Trung Quốc xuất hiện hiện tượng đầu tư chia ba (tam tam chế) với số vốn đầu tư vào doanh nghiệp chiếm 1/3, vào bất động sản chiếm 1/3, vào chứng khoán chiếm 1/3 . Các doanh nghiệp Trung Quốc bề ngoài tỏ ra không có tiền nhưng thực tế lại cho thấy họ sử dụng một lượng tiền không nhỏ đầu tư vào bất động sản và chứng khoán.

Đồng thời, việc giải trừ công nghiệp thúc đẩy phát triển việc cho vay nặng lãi từ nhân dân theo quy mô lớn, đồng thời, sự phát triển của việc cho vay nặng lãi sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đối với việc thúc đẩy quá trình giải trừ công nghiệp và việc có quá nhiều nguồn vốn dân sinh và việc thu hút quá nhiều vốn đầu tư sẽ gây ra nguy cơ lớn về lạm phát.

Thứ năm là hiện tượng thoái vốn đầu tư nước ngoài.Trung Quốc đang dần mất

đi lợi thế cạnh tranh là chi phí sản xuất thấp, cùng với đó, sức cạnh tranh cả các công ty sản xuất sơ cấp đang dần suy giảm, điều này đã dẫn đến tình hình rút vốn đầu tư nước ngoài ở một số lĩnh vực ra khỏi Trung Quốc. Năm 2012, vốn FDI của Trung Quốc đã giảm đi 3,7% và chỉ đạt dược 111tỷ 720 triệu nhân dân tệ và đây cũng là lần suy giảm đầu tiên từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lan mạnh vào năm 2009, trong số đó, ngành sản xuất giảm 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tỷ lệ suy giảm của ngành dịch vụ cũng vượt quá 2,6%.

Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2013, lượng sử dụng vốn nước ngoài trên toàn quốc chỉ đạt có 88,6 tỷ nhân dân tệ và tăng thêm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái (con số này không bao gồm nguồn vốn trong các lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm). Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng này khá nhỏ so với tốc độ gia tăng trước kia, đặc biệt lượng sử dụng vốn nước ngoài của ngành sản xuất chỉ đạt 35,5 tỷ $ và giảm một cách rõ rệt 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi Trung Quốc đã làm xuất hiện hai tình huống, một là nguồn vốn đó sẽ di chuyển sang các nước xung quanh có chi phí thấp hơn Trung Quốc, hai là ngành sản xuất mũi nhọn quay trở về trong nước.  Các thương nhân trong lĩnh vực sản xuất đã chuyển tất cả nghiệp vụ trong từng lĩnh vực đến tận sản phẩm phụ hỗ trợ cho đồ điện tử như túi đựng máy tính và sơ mi (dùng trong xây dựng) sang khu vực khác có chi phí hợp lý, hơn điển hình là Đông Nam Á. Năm 2008, do khủng hoảng tài chính toàn cầu và sau khi nền kinh tế thế giới một lần nữa phát hiện ra giá trị của nền kinh tế thực (real economic), chính sách chuỗi sản xuất do chính phủ Mỹ ban hành đã đại diện cho thấy khả năng hồi phục nền sản xuất của những nước tiên tiến ở Châu Âu và Châu Mỹ.

Theo điều tra mới nhất của công ty tư vấn Boston cho thấy, khoảng 37% doanh nghiệp Mỹ đang cân nhắc một cách tích cực hoặc đã có kế hoạch di chuyển những nhà máy Trung Quốc khỏi Mỹ, đồng thời, báo cáo này cũng phân tích cho thấy khả năng chuyển đổi 10~30% các sản phẩm vốn được nhập nhiều từ Trung Quốc trong các lĩnh vực như máy tính, cơ khí, vận tải, sản phẩm kim loại thành mặt hàng được sản xuất tại các địa phương của Mỹ. Ngành sản xuất Trung Quốc phải đối mặt với 3 vấn đề lớn là việc tái công nghiệp hóa của các nước tiên tiến, quá trình “chuyển giao và kế thừa công nghiệp” của các nền kinh tế mới nổi, việc giảm mức độ gia tăng dân số trong nước và cần thay đổi phương thức truyền thống vốn lệ thuộc nhiều vào việc thu hút vốn bên ngoài để tập trung nhiều lao động và ngành sản xuất sơ cấp nhằm tăng tốc độ tối ưu hóa cơ cấu tổ chức

Thứ sáu là hiện tương thiết bị dư thừa công suất. Các thiết bị dư thừa công suất không phải là nhân tố mới xuất hiện gần đây, tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa tìm được phương thức phù hợp, thực sự có hiệu quả và điều này đã khiến cho mâu thuẫn,  căng thẳng ngày càng gia tăng.  Năm 2006, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thực hiện “ Thông cáo về tốc độ xúc tiến việc điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp có thiết bị sản xuất dư thừa”, đồng thời, đẩy mạnh công tác quản lý các lĩnh vực cho vay, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường và an toàn v.v… Ngoài ra, do chế độ quản lý nghiêm ngặt việc tiến hành những dự án mới, Trung Quốc cũng bắt đầu tập trung điều chỉnh tốc độ gia tăng vốn đầu tư công nghiệp.

Tuy nhiên, quá trình thay đổi này vẫn không mang lại kết quả tốt như mong đợi và các thiết bị mới vẫn được lắp đặt ngay cả trong ngành công nghiệp có năng suất dư thừa và việc dư thừa công suất đang có xu huớng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi so sánh với vấn đề thiết bị dư thừa công suất xuất hiện nhiều lần trước đây, vấn đề thiết bị dư thừa công suất hiện nay có 2 đặc điểm, đó là xu thế càng quản lý thì càng dư thừa và tình hình tất cả các sản phẩm sơ cấp và sản phẩm tiên tiến đều dư thừa. Tốc độ giảm thiểu các thiết bị có công suất dư thừa đang có xu hướng không thể bắt kịp với tốc độ gia tăng của các thiết bị mới được đầu tư.  Do có quá nhiều khoản đầu tư vào sản phẩm công nghệ cao khiến cho đôi khi giá sản phẩm cao cấp của cùng một ngành công nghiệp lại có giá thấp hơn các sản phẩm sơ cấp. Rất nhiều các nhà máy gang thép thuộc sở hữu công đã coi các chất liệu gang thép dùng cho kiến trúc là các sản phẩm cấp thấp, đồng thời, khi chuyển đổi sang dây chuyền sản xuất gang thép sang sản xuất sản phẩm cao cấp có lợi thế so sánh là giá đỡ gỗ, tuy dù là sản phẩm cao cấp nhưng do nhu cầu tiêu dùng còn thấp nên giá của sản phẩm này hợp lý hơn cả giá đỡ bằng thép luyện nhiệt, một sản phẩm khá đơn giản bằng thép tốt.

Thứ bảy là sự phát triển của ngành công nghiệp mới nổi đối mặt với khả năng thất bại. Do các yếu tố như thị trường không hoàn hảo, một nền kinh tế hỗn loạn và những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường toàn cầu khiến cho quá trình tăng trưởng của các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi gặp nhiều biến động. Ngay ở ngành công nghiệp năng lượng mặt trời vốn nhận được nhiều viện trợ từ phía chính phủ thì do tập trung quá nhiều vốn đầu tư dẫn đến tình trạng thiết bị dư thừa công suất trở nên trầm trọng và do thiếu sức cạnh tranh chính nên khi thị trường toàn cầu thay đổi, toàn bộ ngành này chịu nhiều tổn thất.  Nhờ Chính phủ cho nhiều ưu đãi như miễn phí thuê đất, miễn phí phát thải gây ô nhiễm môi trường, cho vay lãi suất thấp, hỗ trợ tiền điện, phân bổ nguồn vốn và nhận được sự hỗ trợ của ngân hàng, năng suất sản xuất pin năng lượng mặt trời tăng nhanh và đạt được 35 triệu KW vào năm 2011 và đạt được gần như toàn bộ sản lượng tiêu dùng của thế giới.

Những nước tiên tiến ở Châu Âu và châu Mỹ cho rằng, các công ty sản xuất pin mặt trời Trung Quốc đang có khả năng “ bán phá giá” . Trong khi đó, mức độ viện trợ chính phủ dành cho ngành công nghiệp pin mặt trời của các nước trên thế giới đang giảm nhiều và nhu cầu của thị trường toàn cầu cũng đang suy giảm dần.  Giá tính theo KW của Mô-đun pin mặt trời đã giảm từ 1,4 $ xuống còn 0,7$, đồng thời, sức cạnh tranh giữa các công ty cũng suy giảm khiến cho toàn bộ ngành công nghiệp này bị tổn thất.

Tình hình này dẫn đến sự xuất hiện của ngành công nghiệp mới nổi khác và đây cũng là câu chuyện phải cân nhắc của ngành sản xuất màn hình ti vi khi đầu tư khá nhiều mà thu được lợi nhuận thấp.  Hai năm về trước, doanh nghiệp sản xuất màn hình tinh thể lỏng cũng giống với doanh nghiệp pin mặt trời, cũng thông qua các phương pháp phù hợp để phát triển nhanh chóng và dẫn đến hậu quả tất yếu là tình trạng thiết bị dư thừa công suất một cách trầm trọng.  Hơn nữa, ngành công nghiệp sản xuất màn hình tinh thể lỏng của Trung Quốc xuất hiện khi các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Sam Sung, LG, Sony, Sharp v.v.. bắt đầu phát triển công nghệ ti vi OLED, chính vì thế, ta có thể thấy các đối thủ cạnh tranh đã thu được lợi nhuận trong lĩnh vực mới còn trống, đồng thời, Trung Quốc cũng cần cân nhắc thay thế kỹ thuật sử dụng trong màn hình ti vi hiện nay, kỹ thuật ống phóng điện tử chân không.

Thứ tám là vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh.Hiện nay, mức thuế mà doanh nghiệp phải chi trả với việc giá nguyên liệu sản xuất tăng và tiền lương tăng chính là ba nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trung Quốc. Theo báo cáo điều tra dựa trên bảng câu hỏi chuyên dụng dành cho các nhà kinh doanh của Trung Quốc vào năm 2012, khi hỏi về vấn đề lớn nhất gặp phải trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì có đến 51.8% nhà kinh doanh chọn mục “ bảo hiểm xã hội, quá nhiều loại thuế phải chi trả”, tỷ lệ này đã tăng thêm 8.5%p so với kết quả điều tra năm 2011. Việc doanh nghiệp phải gánh chịu quá nhiều khoản thuế có thể sẽ làm thiếu nguồn vốn lưu động cần thiết cho việc phát triển sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời, điều này sẽ gây khó khăn cho việc cải tiến kỹ thuật cũng như khiến cho năng lực cạnh tranh yếu đi và kết quả là điều này đã tạo nên chướng ngại cho việc phát triển và kinh doanh của công ty.

Để tránh ảnh hưởng gần đây của việc lạm phát và để thúc đẩy động lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế, các nước cần thi hành chính sách điều chỉnh vĩ mô một cách tương đối khôn ngoan, tuy nhiên, điều này lại làm tái xuất hiện vấn đề về khoản vay của doanh nghiệp. Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế thương mại thành phố Ôn Châu, vào quý ¼ năm 2013, các doanh nghiệp địa phương do gia tăng các khoản vay và tỷ lệ vay vốn nên đã chịu nhiều khó khăn, đồng thời, trong số các doanh nghiệp có quy mô sản xuất dư thừa, có đến gần nửa số doanh nghiệp này gặp khó khăn về mặt tiền vốn. Trường hợp tỉnh Quảng Đông cũng như vậy, do các khoản vay của ngân hàng bị siết chặt nên tỷ lệ vay trong nhân dân tăng lên, khiến cho lãi suất vay tăng lên từ 10-20% trong quá khứ lên tới trên 30%.

Theo điều tra này, năm 2013, lãi suất vay thực tế của Trung Quốc luôn duy trì ở mức cao so với tiêu chuẩn, lãi suất thực tế của các khoản vay mà các doanh nghiệp nhận được đạt mức 10-20%, thậm chí lãi suất cho vay nặng lãi còn lên đến 4%/1 tháng. Tháng 7 năm 2005, sau quá trình cải cách tỷ giá hối đoái, tỷ giá của đồng nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ tăng lên và việc đồng nhân dân tệ mất giá này đã khiến cho  chi phí đầu vào sản phẩm của ngành sản xuất tăng và đặc biệt nó đã gây một cú sốc lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo cuộc điều tra nghiên cứu 1.302 doanh nghiệp thương mại lớn nhỏ tại khu vực kinh tế trọng yếu nằm trong tam giác vàng của Trung Quốc vào năm 2013, khoảng 80% doanh nghiệp có lượng đặt hàng không tăng lên và khoảng 30% doanh nghiệp có lượng đặt hàng giảm xuống.

Tóm lại, có thể nói, thông qua quá trình điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp này, Trung Quốc đã duy trì một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ đặc biệt trong ngành sản xuất toàn cầu, đồng thời, để có thể củng cố vị trí này vững chắc trong quá trình chuyển đổi  và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế thế giới, nước này cần giải quyết những vấn đề thách thức theo từng thời kỳ cũng như  thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Đồng thời, nước này cũng cần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh cốt lõi và hiệu quả sản xuất để  giảm chi phí sản xuất, đưa ra các chính sách cho những vấn đề còn tồn đọng và chưa giải quyết được của ngành sản xuất như  giải trừ công nghiệp hóa, sự thoái vốn đầu tư nước ngoài hay giải quyết tình trạng thiết bị dư thừa công suất v..v

Người dịch: Nguyễn Ngọc Mai, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc

Theo nguồn:

Đánh giá mới nhất về việc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp: Thành quả và 1 số vấn đề của Viện Nghiên cứu chính sách Kinh tế đối ngoại của Hàn Quốc (viết tắt là KIEP)

 

 

 

 

 


Scroll To Top