Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CÁC CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG LAO ĐỘNG NỮ Ở HÀN QUỐC (Phần 1)

Đăng ngày:

1. Tỷ lệ lao động nữ ở Hàn Quốc và một số vấn đề

Tại Hàn Quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ có việc làm của phụ nữ (từ 15 đến 64 tuổi) lần lượt là 54,9% và 53,1% trong năm 2011. Trong hai lần khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2003 và 2009, tỷ lệ trên đều có sự sụt giảm mạnh, song về tổng thể đều có sự gia tăng. Tuy nhiên, khoảng một nửa phụ nữ Hàn Quốc trong độ tuổi lao động vẫn chưa có việc làm.

Bảng 1. Thay đổi trong tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ có việc làm theo giới tại Hàn Quốc (từ 15 đến 64 tuổi)

 

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

Tỷ lệ có việc làm

 

Tổng

Nam giới

Nữ giới

Tổng

Nam giới

Nữ giới

2000

64,4

77,1

52,0

61,5

73,1

50,0

2005

66,3

78,2

54,5

63,7

75,0

52,5

2008

66,0

77,3

54,7

63,8

74,4

53,2

2011

66,2

77,4

54,9

63,8

74,5

53,1

Nguồn: Điều tra dân số tham gia hoạt động kinh tế, Thống kê Hàn Quốc

Trên thực tế, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và khoảng cách giới có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tùy theo quốc gia, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ và khoảng cách giới trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có sự khác biệt. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới không chênh lệch nhiều giữa các nước. Trong khi đó, tỷ lệ trên của nữ giới lại thay đổi mạnh, phụ thuộc vào môi trường văn hóa xã hội xung quanh gia đình và mối quan hệ giới, các điều kiện thể chế và thực tiễn thị trường lao động. Do vậy, các quốc gia có điều kiện kinh tế-xã hội thân thiện với phụ nữ thường có khoảng cách giới hẹp hơn do có nhiều phụ nữ tích cực tham gia thị trường lao động.

So với các quốc gia thuộc OECD, Hàn Quốc thuộc nhóm các nước có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động thấp nhất, chỉ đạt 54,5% trong năm 2010 (cùng mức với Thổ Nhĩ Kỳ, Mêxicô, Ý và Chilê). Khoảng cách giới của tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đã giảm dần nhưng vẫn ở mức cao là 23%. Hình vẽ sau cho thấy, tỷ lệ phụ nữ Hàn Quốc tham gia lực lượng lao động thấp hơn tỷ lệ trung bình của phụ nữ các nước OECD. Bên cạnh đó, khoảng cách giới của Hàn Quốc cao hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia khác.

 

Hình 1. Tham gia lực lượng lao động của phụ nữ các nước OECD và khoảng cách giới

CÁC CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG LAO ĐỘNG NỮ Ở HÀN QUỐC (Phần 1)

 

Đường miêu tả sự tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Hàn Quốc có hình dạng chữ “M” với một vùng lõm ở độ tuổi cuối 20 và đầu 30. Trong khi đó, đường miêu tả sự tham gia lực lượng lao động của nam giới Hàn Quốc có hình dáng chữ “U” ngược với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động liên tục từ cuối 20 tuổi đến đầu 50 tuổi.

 

Hình 2. Sự thay đổi trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo nhóm tuổi

CÁC CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG LAO ĐỘNG NỮ Ở HÀN QUỐC (Phần 1)

Nguồn: Điều tra dân số tham gia hoạt động kinh tế, Thống kê Hàn quốc hàng năm.

 

Tại hầu hết các quốc gia tiên tiến, đường miêu tả sự tham gia lực lượng lao động của phụ nữ có hình chữ “M”, hoặc là cấu trúc hai phương thức với sự tham gia tích cực đến cuối những năm 1960 – 1970, nhưng hầu như biến mất kể từ năm 1980. Như ở Thụy Điển có đường miêu tả sự tham gia lực lượng lao động của phụ nữ với hình chữ “M” biến mất từ những năm 1970. Trong khi đó, đường miêu tả sự tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Mỹ có hình chữ “U” ngược, gần tương tự với đường miêu tả sự tham gia lực lượng lao động của nam giới từ những năm 1980. Hình 3 dưới đây thể hiện tỷ lệ tham gia thị trường lao động của phụ nữ ở các nhóm tuổi thuộc các nước Nhật, Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Điển và Hàn Quốc. Trong số các quốc gia này, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có đồ thị dạng chữ “M”. Tuy nhiên, vùng lõm của đồ thị miêu tả tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ  Hàn Quốc sâu hơn so với đồ thị miêu tả tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ Nhật Bản. Nhiều phụ nữ Hàn Quốc vì gánh nặng công việc gia đình của việc sinh và chăm sóc con, có xu hướng từ bỏ nghề nghiệp và tập trung vào công việc nội trợ. Nói cách khác, mô hình “M” là một tấm gương phản ánh cấu trúc cung ứng lao động của phụ nữ Hàn Quốc, xuất phát từ vai trò giới liên quan tới công việc gia đình.

 

Hình 3. So sánh tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ theo nhóm tuổi ở một số nước (năm 2010)

CÁC CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG LAO ĐỘNG NỮ Ở HÀN QUỐC (Phần 1)

Nguồn: Thống kê lực lượng lao động từ số liệu của OECD.

 

Do vậy, chính sách tạo việc làm đối với phụ nữ Hàn Quốc hiện nay hướng tới làm giảm gánh nặng của việc sinh và chăm sóc trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hướng tập trung trên chỉ tạo ra sự gia tăng không đáng kể về tỷ lệ việc làm của phụ nữ trong độ tuổi 30. Vì thế, nếu không thay đổi các điều kiện trong thị trường lao động dẫn tới số giờ làm việc căng thẳng từ việc sinh và nuôi con của phụ nữ, tác động của bất cứ chính sách có ý nghĩa nào cũng trở nên khó khăn với sự hỗ trợ tương ứng. Trong bối cảnh ở Hàn Quốc, những dự báo về thiếu hụt nguồn lao động cùng với sự suy giảm dân số và nghỉ hưu của lao động cao tuổi, việc tăng cường phụ nữ tham gia lực lượng lao động càng trở nên cấp thiết với nền kinh tế quốc gia.

 

Tống Thùy Linh, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc

Lược dịch từ nguồn: Sookyeong Hwang (Korea Development Institute), “Improving Employability of The Marginal Groups”, Studies on Policies for Korea’s Social Cohesion, 4/2014.


Scroll To Top