Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


LẬP TRƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ HÀN QUỐC CÙNG CHUNG TIẾNG NÓI VỀ PHI HẠT NHÂN CỦA TRIỀU TIÊN

Đăng ngày:

Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Hàn Quốc đã phát một tín hiệu mạnh mẽ đối với Triều Tiên hôm thứ 5 trong tuần nói rằng, họ đồng tình phản đối việc phát triển vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Lãnh đạo hai nước vẫn chưa tuyên bố làm thế nào để theo đuổi mục tiêu đó. Sau cuộc hội đàm kéo dài 3 tiếng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Hàn Quốc Park Geun-hye đã đưa ra một tuyên bố chung. Do sự khác biệt trong phương thức giữa các nhà lãnh đạo Trung- Hàn nên chưa có cách nào có tiếng nói chung trong vấn đề phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Phát ngôn viên của họ nói rằng: “Hai nước tái xác nhận đối với việc phát triển vũ khí phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”. Từ ngữ mà người Trung Quốc luôn luôn đề cập thường không đặc biệt chỉ rõ Triều Tiên. Đứng kế bên ông Tập Cận Bình là bà Park, đã đọc tuyên bố, hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng: “phi hạt nhân hóa Triều Tiên phải đạt được bằng mọi giá” với điểm nhấn vào quốc gia Triều Tiên hơn là bán đảo Triều Tiên.

Các nhà phân tích Trung Quốc và Hàn Quốc cho biết, Trung Quốc cương quyết kêu gọi phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo. Sự khác biệt trong ngôn từ cho thấy, Trung Quốc vẫn còn lưỡng lự khi tách biệt Triều Tiên và buộc họ phải từ bỏ vũ khí hạt nhân vì lo ngại tạo nên sự bất ổn tràn lan qua biên giới. Tuy nhiên, vào đêm trước khi ông Tập tới Seoul, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se cho biết vị thế của Trung Quốc có thể được hiểu là phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Moon Chung-in, Giáo sư khoa Chính trị tại Đại học Yonsei ở Seoul cho biết: "Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ" và bỏ qua việc đề cập đến bán đảo. Ngay khi máy bay của ông Tập sắp hạ cánh xuống Seoul, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lo ngại về việc Trung Quốc cùng với Hàn Quốc cố gắng liên kết với nhau khi ông tuyên bố sẽ áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên. Ông nói, ông sẽ làm như vậy để đổi lấy cam kết của Bình Nhưỡng về việc điều tra các tình tiết của vụ bắt cóc công dân Nhật Bản trong những năm 1970 và 1980. Hàn Quốc hiểu rằng, thời điểm ông Abe phát ngôn chính là thể hiện nỗ lực để đánh lạc hướng Trung Quốc và Hàn Quốc trong việc liên minh thống nhất trước quân đội Nhật Bản trong Thế chiến thứ II. Sukhee Han, Giáo sư Khoa Quan hệ quốc tế tại Đại học Yonsei ở Seoul cho biết "Abe lo ngại về sự liên minh giữa Hàn Quốc và Trung Quốc trong quá khứ chống lại Nhật Bản". Ông Han nói rằng, ông Abe có thể sẽ tìm cách gặp gỡ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong những tháng tới để hạ bệ ông Tập, người đã phớt lờ ông Kim và từ chối mời ông đến Bắc Kinh mặc dù Triều Tiên là một đồng minh của Trung Quốc.

Mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa ông Tập và bà Park đã được thể hiện vào thứ năm, ngày đầu tiên trong chuyến viếng thăm của ông Tập đến Seoul. Bà Park cùng với ông Tập và vợ ông, Peng Liyuan, đã tham dự một buổi lễ chào mừng chính thức và ký tặng sách cho các vị khách mời và hai nhà lãnh đạo đã đứng cùng nhau trước báo giới sau cuộc họp của họ về một loạt các vấn đề an ninh, kinh tế và văn hóa. Đây là lần thứ năm họ gặp nhau kể từ khi ông Tập trở thành chủ tịch Trung Quốc vào đầu năm 2013. Nhưng ẩn sau sự tiếp xúc cá nhân là sự bất đồng về các vấn đề quan trọng như làm thế nào để tránh khỏi chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên; còn đối với bà Park, làm thế nào để đối phó trước quan niệm mới của ông Tập về kiến trúc an ninh ở châu Á sẽ được dẫn dắt bởi Trung Quốc và Hoa Kỳ đằng sau. Ông Moon nói: "Khi bạn bị vướng vào các vấn đề chính trị nhạy cảm - phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và những ý tưởng của Tập Cận Bình đối với khu vực châu Á thì vấn đề sẽ càng trở nên khó khăn hơn". Đúng như mong đợi, ông Tập đã kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán 6 bên bắt đầu vào năm 2003 với mục đích gỡ Triều Tiên thoát khỏi chương trình hạt nhân, nhưng cuộc kêu gọi đã bị ngăn chặn vào năm 2007 sau khi 6 quốc gia có liên quan bao gồm cả Hoa Kỳ đã có chút tiến triển. Trong tuyên bố chung, hai nước cam kết sẽ hoàn thành một thỏa thuận tự do thương mại thúc đẩy quan hệ kinh tế đang bùng nổ của họ. Ông Xi nói rằng, họ hy vọng hiệp định sẽ được hoàn thành trong năm nay và thương mại hai chiều hàng năm sẽ tăng đến 300 tỷ USD vào cuối năm 2014. Có một chút bất ngờ, ông Tập cho biết, Hàn Quốc đã đồng ý xem xét hưởng ứng sáng kiến của Trung Quốc đối với Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á mà Bắc Kinh sẽ nỗ lực sắp xếp cơ chế để Trung Quốc dẫn dắt trong việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các quốc gia kém phát triển ở châu Á. Dù vẫn còn trong giai đoạn lập kế hoạch, ngân hàng được xem là một nỗ lực của Trung Quốc trong việc tạo ra một cấu trúc tài chính để cạnh tranh với Ngân hàng Phát triển Châu Á, trong đó chủ yếu là Nhật Bản và Hoa Kỳ chiếm ưu thế. Bà Park đã nhấn mạnh Nhật Bản cần bồi thường cho các nạn nhân trong vụ sử dụng vũ trang đối vớiHàn Quốc và biến phụ nữ thành nô lệ tình dục trong Thế chiến thứ II. Tương tự như vậy, Trung Quốc cũng tỏ ra vô cùng bất bình về hành động tàn bạo của Nhật Bản trước và trong Thế chiến II, trong đó có vụ thảm sát hàng chục ngàn người dân Nam Kinh vào năm 1937. Trong khi các nhà lãnh đạo không đề cập đến các vấn đề trong tuyên bố chung, một phụ lục của tài liệu chính cho biết, hai nước sẽ hợp tác nghiên cứu dữ liệu về vấn đề gọi là đem lại sự thoải mái cho phụ nữ. Còn ở Bắc Kinh, lời thú tội của 45 tội phạm trong chiến tranh Nhật Bản đã bị xét xử và kết án bởi Tòa án quân sự ở Trung Quốc sau Chiến tranh Thế giới II đã được công bố trực tuyến vào ngày thứ Năm.

Phó Giám đốc cơ quan Li Minghua cho biết những lời thú tội viết tay cùng với bản dịch bằng tiếng Trung và bản tóm tắt bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh đã được công bố trên trang web của Cục Lưu trữ Nhà nước.

John DeLury, Giáo sư Khoa Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Yonsei ở Seoul cho biết "Hàn Quốc và Trung Quốc đã liên mình với nhau trong các vấn đề lịch sử trong một thời gian."

Thực tế, vào đêm trước khi ông Tập đến Seoul, bà Park đã phát biểu trên truyền hình lời xin lỗi vào năm 1993 của Nhật Bản vì việc sử dụng người dân Hàn Quốc và phụ nữ cho quân đội Nhật Bản cũng như nô lệ tình dục trong Thế chiến II là chưa đủ và việc đánh giá gần đây của Nhật Bản về lời xin lỗi đó chỉ càng làm trầm trọng thêm tình hình. Chính phủ của bà Park đang tìm kiếm bồi thường cho 54 phụ nữ Hàn Quốc đã bị đối xử như nô lệ tình dục.

Ông DeLury nói: "Hàn Quốc nhận thấy có một hệ thống phân cấp rõ ràng về các liên minh và Mỹ đang tập trung vào việc đáp ứng những gì ông Abe muốn, điều này khiến những người Hàn Quốc cảm thấy tự chủ". Do đó, ông nói, Hàn Quốc rất dễ dàng xoay dịch sang Trung Quốc và đoàn kết trên những gì được gọi là "vấn đề lịch sử".

Ở Trung Quốc, chuyến viếng thăm Hàn Quốc của ông Tập đã được đưa tin là chào đón nồng nhiệt và tin tức tràn ngập trong ngày thứ Năm nhưng không đề cập đến sự khác biệt về cách thức đối phó với Triều Tiên.

Tuy nhiên, Tân Hoa Xã đã lên án Mỹ trong chính sách đối với Triều Tiên, một động thái tiêu cực cho chính phủ Trung Quốc do chính quyền Obama đã chối bỏ hành động cần phải linh hoạt hơn đối với Triều Tiên. Cơ quan này cho biết: "Điểm mấu chốt đối với tình trạng khó khăn của bán đảo Triều Tiên nằm ở sự thiếu tin cậy lẫn nhau và sự thù địch giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Hoa Kỳ".

Cơ quan này nói thêm: "Nỗi ám ảnh phản tác dụng của Washington với các lệnh trừng phạt và đe dọa cũng như cảm giác bất an của Bình Nhưỡng và sự vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc chỉ làm trầm trọng thêm mối hiềm khích".

Người dịch: Phương Thảo-Trung tâm Bắc Á

Nguồn: http://cn.nytimes.com/world/20140704/c04skorea/


Scroll To Top