Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TRIỀU TIÊN CHUYỂN HƯỚNG NGOẠI GIAO, SỰ TRỢ GIÚP CỦA TRUNG QUỐC TỪ PHÍA SAU

Đăng ngày:

Jane Perlez

Vào đầu tháng 10, một đoàn đại biểu cấp cao đặc biệt của Triều Tiên bất ngờ có chuyến thăm thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Trung Quốc có vai trò như thế nào trong sự kiện lần này? Sự lộ diện của Hwang Pyong-so, nhân vật được coi có vị trí chỉ đứng sau Kim Jong-un đạt được thành quả gì?

Chuyến thăm này chỉ là một phương thức chiến lược quảng cáo, mục đích là để thể hiện sự ủng hộ với đội tuyển Triều Tiên trong Lễ Bế mạc Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 17 (ASIAD-17)? Hay dự định cho một cuộc đối thoại nghiêm túc hơn?

Những vấn đề ngoài dự đoán này được đề cập tới trong cuộc Hội thảo Bắc Á được tổ chức tại Seoul vào trung tuần tháng 10. Cuộc hội thảo đã được chuẩn bị từ lâu này do Tập đoàn truyền thông JoongAng Ilbo (Hàn Quốc) và Viện nghiên cứu Chatham House của Anh tổ chức.

Người phát ngôn chính, nguyên thủ tướng Australia Kevin Rudd chia sẻ thẳng thắn quan điểm của mình rằng: “Trong sự kiện này, chúng ta đã phát huy vai trò tích cực với người bạn tốt Bắc Kinh.” Ông Kevin, người hiện giờ đang rất quan tâm tới các vấn đề toàn cầu cũng đã phát biểu về vấn đề Trung Quốc và châu Á tại cuộc hội thảo này.

Ông Kevin không cung cấp thông tin chi tiết, nhưng lại đưa ra lý luận, trong đó có nêu: “Lãnh đạo Trung Quốc hy vọng cùng Hàn Quốc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Họ biết rằng, đối với Hàn Quốc, nhân tố quan trọng nhất trong sự phát triển tương lai của quan hệ Trung – Hàn là người bạn Trung Quốc của chúng ta có thể áp dụng hành động gì khiến cho phía Triều Tiên có thái hộ hợp tác hơn”. Ông Kevin có thể nói được tiếng Trung Quốc, ông từng tiếp Phó Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là ông Tập Cận Bình tại Australia. Ông được coi là một người am hiểu về Trung Quốc.

Giáo sư Chính trị học Kim Heung Kyu của Đại học châu Á Hàn Quốc cho rằng, Bắc Kinh dường như khẳng định chưa phát huy vai trò trực tiếp trong chuyến thăm này, nhưng thái độ lãnh đạm của ông Tập Cận Bình đối với Triều Tiên rõ ràng không giống với thái độ “Vẫn quan hệ như bình thường” thường thấy của Nguyên Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào khi còn nắm quyền đối với Triều Tiên, đã tạo nền móng cho sự kiện này.

Giáo sư Kim Heung Kyu bày tỏ, Trung Quốc trung thành tuân thủ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên khi năm ngoái nước này tiến hành thử  hạt nhân lần ba. Ông cho biết, thực ra, Trung Quốc đã thông qua biện pháp thắt chặt dòng tiền, gây áp lực với Triều Tiên. Nhiều năm qua, thương nhân Trung Quốc vẫn luôn đưa tiền mặt vào Triều Tiên để tiến hành giao dịch thương mại.

Ông Kim Heung Kyu nói: “Bắc Kinh đã hạ lệnh cho Đan Đông, một địa phương của Trung Quốc giới hạn số lượng tiền mặt qua biên giới vào Triều Tiên”. Đan Đông ở vùng Đông Bắc Trung Quốc là cửa khẩu mậu dịch chủ yếu đối với Triều Tiên.

Ông Kim Heung Kyu chia sẻ, hiện nay, Trung Quốc đã giảm tốc độ cấp vốn cho Triều Tiên, vì vậy, lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên Kim Jong-un càng khó có thể thực hiện lời cam kết nâng cao đời sống cho nhân dân. Ông Kim Heung Kyu cho biết, sau năm vừa qua, Bình Nhưỡng nhận được sự ưu đãi, đại bộ phận trong các tầng lớp nhân dân đã hình thành thói quen sử dụng xa xỉ phẩm một cách bừa bãi, lãng phí, họ có lẽ cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng.

Chuyến thăm ngắn này của những quan chức của Triều Tiên mục đích chính là đến tham dự Lễ bế mạc Đại hội Thể thao châu Á, còn về phía Hàn Quốc, họ đồng ý sẽ cùng hội đàm với Bình Nhưỡng trong tương lai. Giáo sư Kim Heung Kyu nói, Triều Tiên sẽ thông qua cuộc đàm phán để tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ.

Quan chức Hàn Quốc tham dự Hội thảo Bắc Á bày tỏ, họ không thực sự có cuộc trao đổi thực chất với đoàn đại biểu Triều Tiên. Nhưng họ cũng cho biết, sự tham dự của Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng mới của Triều Tiên Hwang Pyong-so chứng minh tầm quan trọng của chuyến thăm này. Hwang Pyong-so là nhân vật quyền lực đứng thứ hai trong Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên chỉ sau Kim Jong-un.

Giáo sư Kim Heung Kyu nói, trong cuộc đối thoại sắp tới, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sẽ không dễ dàng nhượng bộ trong lĩnh vực kinh tế, nhưng bà có thể có hứng thú thử nghiệm với việc tìm kiếm mục tiêu đơn giản trong chính sách “chính trị niềm tin” (trustpolitik) , ví dụ như tiếp tục tổ chức cuộc hội ngộ cho người thân hai miền bị chia cắt vì chiến tranh Triều Tiên.

Có người không đồng ý với quan điểm cho rằng, vì Trung Quốc áp dụng chính sách nghiêm khắc mà khiến kinh tế Triều Tiên bị tổn thất. Họ cho rằng, thực ra, kinh tế Triều Tiên dường như có những chuyển biến tốt, đã cân nhắc tới tình trạng đại đa số người Triều Tiên chỉ có thể duy trì sinh tồn trong cuộc sống. Có vài quan chức bày tỏ, nông nghiệp năm ngoái được mùa lớn, hơn nữa, việc Trung Quốc bán nguyên liệu chưa chế biến cũng có tác dụng hỗ trợ phần nào.

Phó Giáo sư John Delury khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Yonsei Seoul cho biết: “Tôi không cho rằng Trung Quốc gây tổn hại cho Bình Nhưỡng là do đã cùng Hàn Quốc kí kết nhiều hiệp định tốt hơn”. “Nhưng, nếu Triều Tiên làm vậy là để giành được không gian hít thở từ phía Trung Quốc, Trung Quốc cũng không cần lo lắng. Nếu Triều Tiên và Hàn Quốc tiến hành nhiều cuộc đối thoại hơn, Trung Quốc cũng có thể đạt được sự ổn định ở một mức độ nhất định, đây là điều mà Trung Quốc muốn.”

Phó Giáo sư John Delury cho biết, cho dù Trung Quốc có sức ảnh hưởng như thế nào, cuộc đối thoại sắp tới cũng sẽ có một ý nghĩa to lớn. Ông còn bày tỏ, Hàn Quốc rất hy vọng hai nước có thể thống nhất, nếu cuộc đối thoại thành công, vậy việc Tổng thống Park Eun Hye, người đang có tỉ lệ ủng hộ bị sụt giảm cũng có lợi trong việc này.

Đương nhiên, chưa có ai chỉ hy vọng đạt được mục tiêu cụ thể như vậy trong thời gian nhanh như thế, nhưng khi quan hệ Hàn - Triều dù chỉ có một bước tiến nhỏ thì đều có thể giúp Tổng thống Park càng tiến gần tới mục tiêu trở thành “Nhà lãnh đạo lịch sử”. Đây là nguyên vọng của vị Tổng thống này.

Người dịch: Diễm Huyền

Nguồn: http://cn.nytimes.com/china/20141009/c09nkorea/


Scroll To Top