Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


NHỮNG BIẾN ĐỔI MỚI NHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG NHÂN SỰ CỦA HÀN QUỐC 2013 (Phần 1)

Đăng ngày:

Trong 50 năm qua, nền kinh tế Hàn Quốc đã đạt được tốc động tăng trưởng ấn tượng, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chiếm hơn một nửa GDP khiến cho Hàn Quốc đặc biệt nhạy cảm với những biến đổi của nền kinh tế toàn cầu.

Mặc dù trong cuộc suy thoái kinh tế gần đây, Hàn Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng nền kinh tế nước này đang dần hồi phục. Với tốc độ tăng trưởng 2,1 % trong năm 2012, nền kinh tế của Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng 2,8% trong năm 2013 và dự kiến đạt 5,4% trong năm 2014[1]. Các tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trì trệ ở châu Âu.

Hàn Quốc có một lực lượng lao động có trình độ cao và năng động. Xứ sở kim chi còn là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, GDP bình quân đầu người (sức mua tương đương) của Hàn Quốc năm 2011 là $ 30.370.

Tranh chấp lao động khá phổ biến tại Hàn Quốc. Số cuộc đình công diễn ra ở nước này cao hơn nhiều so với số cuộc đình công diễn ra ở bất kỳ nước châu Á khác. Tuy nhiên, số các vụ đình công đang giảm. Trong những năm gần đây, sự tham gia của công đoàn đã giảm từ mức cao 21% vào năm 1980 xuống chỉ còn 10% năm 2013. Tổng số ngày làm việc hao tổn do các cuộc đình công cũng đã giảm, từ 38 ngày tính trên 1.000 công nhân năm 2009 xuống dưới 25 ngày vào năm 2011.

Hàn Quốc có số lượng lớn lao động tạm thời. Trong năm 2011, gần 1/3 trong số họ đã được ký hợp đồng. Lực lượng lao động duy nhất còn phụ thuộc đó là lao động cao tuổi. Do tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng, người lao động của Hàn Quốc đang già đi nhanh chóng.

Để khắc phục tình trạng thiếu lao động, nhiều người Hàn Quốc đang kêu gọi chính sách nới lỏng hạn chế với công nhân nước ngoài cổ trắng và cổ xanh. Họ cũng kêu gọi chính sách khuyến khích phụ nữ tham gia trong lực lượng lao động. Trong năm 2011, tỷ lệ nữ giới Hàn Quốc tham gia vào lực lượng lao động dưới 50%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 60% của phụ nữ ở Hoa Kỳ.

Giải quyết vấn đề thuê lao động tạm thời

Vào tháng 3/2013, Tổng thống Hàn Quốc mới đắc cử Park Geun-hye đã công bố một chiến dịch nhằm vào các công ty lạm dụng hệ thống lao động tạm thời. Trước tình hình trên, các công ty lớn của Hàn Quốc như Hyundai cho biết, họ sẽ chuyển hàng chục ngàn công nhân tạm thời thành lao động thường xuyên bắt đầu từ tháng 4/2013.

Từ lâu, Hàn Quốc đã có chế độ bảo hộ mạnh mẽ với lao động chính thức.  Nhưng kể từ khi khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nhiều công ty Hàn Quốc đã thay thế lao động thường xuyên của họ bằng lao động tạm thời. Lao động tạm thời không những có lợi ích thấp hơn mà họ chỉ nhận mức lương bằng 60% của lao động thường xuyên.

Điều luật được thông qua tháng 8/2012 đã tăng cường sự giám sát của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc. Ngay cả khi không có khiếu nại của người lao động, Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc có thể trực tiếp điều tra và giải quyết trường hợp lạm dụng lao động tạm thời. Đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc, điều này có nghĩa là hạn chế sự linh hoạt trong tuyển dụng, dẫn tới tăng chi phí hoạt động khi cả nước đang phải vật lộn để phục hồi từ suy thoái kinh tế gần đây.

Các quy định mới đối với lao động cao tuổi

Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua một luật mới nhằm tăng cường sự bảo vệ cho lao động cao tuổi vào tháng 10 năm 2012. Đạo Luật Cấm kỳ thị trong việc làm và Thúc đẩy việc làm cho người cao tuổi yêu cầu các công ty lớn thực hiện đào tạo công việc và dịch vụ hỗ trợ cho người cao tuổi. Những đối tượng này thường buộc phải rời khỏi công việc của họ (thường là do nghỉ hưu bắt buộc). Đạo luật cũng yêu cầu người sử dụng lao động giảm giờ làm của lao động cao tuổi khi họ yêu cầu. Ngoài ra, Đạo luật cũng đưa ra các bảo vệ mạnh mẽ cho lao động trên 64 tuổi, những người đang làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm đào tạo thành lập doanh nghiệp và hỗ trợ trong tìm kiếm việc làm.

Tống Thùy Linh dịch

Nguồn: http://www.pacificbridge.com/publications/korea-recruiting-and-hr-update-2013/


[1]. http://www.businesskorea.co.kr/article/2985/growth-rate-rank-korea-ranked-9th-gdp-growth-rate-among-top-10-asian-countries-last


Scroll To Top