Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA HYANGKA (HƯƠNG CA) HÀN QUỐC (Phần 1)

Đăng ngày:

Mở đầu

Trong Quyển 5 thuộc Tam Quốc di sự của tác giả Nhất Nhiên có ghi: “Người Shilla rất chuộng Hương ca”. Điều đó cho thấy, Hương ca rất thịnh hành vào thời kỳ Tam quốc và Shilla thống nhất. Do trải qua bao phen binh lửa, thiên tai địch họa mà ngày nay, số lượng Hương ca còn lưu giữ được chỉ tập trung vào hai tác phẩm là Tam Quốc di sựQuân Như truyện. Bài viết sẽ tổng quát, khảo sát tư liệu và tìm hiểu những giá trị đặc sắc của Hương ca Hàn Quốc.

1. Khảo sát tư liệu về Hương ca

Hương ca được ghi chép bằng chữ Hương trát, tức hệ thống văn tự mượn chữ Hán ghi lại âm thanh theo thứ tự ngôn ngữ Hàn.[1] Hương có nghĩa là quê hương bản quán, là đất nước của dân tộc Hàn. Bởi vậy, vào thời kỳ Ba vương quốc và Shilla thống nhất, từ hương ca được hiểu là Bài ca của chúng ta, tức Bài ca của người Hàn.

Trước hết, về tác giả của những bài hương ca, tư liệu cho biết rõ, họ là những người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, bao gồm quý tộc,  sư sãi và cả thứ dân, phụ nữ.v.v… trong đó, chủ yếu là sư sãi.

Hai là, về số lượng bài còn lưu lại, tổng số có 25 bài được ghi chép trong 2 tác phẩm nổi tiếng là Tam quốc di sự Quân Như truyện. Xin xem bảng cụ thể dưới đây:

 

14 bài trong Tam Quốc di sự

Tác giả, thời gian

Thể 4 câu:

 

1. Thự đồng dao

 

Tương truyền là Bách Tế Vũ Vương

Thời Chân Bình Vương (579-632)

2. Phong dao

Tương truyền là nhà sư Lương Trí

Thời Thiện Đức Vương (632-647)

3. Hiến hoa ca

Ông lão dắt con bò

Thời Thánh Đức Vương (702-737)

4. Đâu suất ca

Nhà sư Nguyệt Minh

Thời Cảnh Đức Vương (742-765)

Thể 8 câu:

 

1. Oán ca

 

Hiền sĩ Tín Trung

Thời Hiếu Thành Vương (737-742)

2. Xử Dung ca

Xử Dung

Thời Hiến Khang Vương (875-886)

Thể 10 câu:

 

1. Mộ Trúc Chỉ Lang ca

 

Hoa Lang Đắc Ô Cốc

Thời Hiếu Chiêu Vương (692-702)

2. An dân ca

 

Nhà sư Trung Đàm

Thời Cảnh Đức Vương (742-765)

3. Tán Kỳ Ba Lang ca

 

Nhà sư Trung Đàm

Thời Cảnh Đức Vương (742-765)

4. Đảo Thiên thủ đại bi ca (Còn gọi là Thiên thủ Quan âm ca)

 

Bà mẹ Hy Minh

Thời Cảnh Đức Vương (742-765)

5. Nguyện vãng sinh ca

 

 

Nhà sư Quảng Đức

Thời Văn Vũ Vương (661-681)

6. Tế vong muội ca

 

Nhà sư Nguyệt Minh

Thời Cảnh Đức Vương (742-765)

7. Huệ tinh ca (Bài ca sao chổi)

 

Nhà sư Dung Thiên

Thời Chân Bình Vương (579-632)

8. Ngộ tặc ca

Nhà sư Vĩnh Tài

Thời Nguyên Thánh Vương

(785-798)

11 bài Hương ca trong Quân Như truyện đều theo thể 10 câu, có tên gọi chung là Phổ Hiền thập nguyện ca

1. Sám hối nghiệp chướng ca

2. Tùy hỷ công đức ca

3. Thỉnh chuyển pháp luân ca

4. Thỉnh Phật trú thế ca

5. Lễ kính chư Phật ca

6. Xưng tán Như Lai ca

7. Quảng tu cộng dưỡng ca

8. Thường tùy Phật học ca

9. Hằng thuận chúng sinh ca

10. Phổ giai hồi hướng ca

11. Tổng kết vô tận ca

Đại sư Quân Như (923-973) sáng tác vào đầu thời Koryeo (918-1392)

 

Như vậy, trong Tam quốc di sự, thể 4 câu có 4 bài, thể 8 câu có 2 bài, thể 10 câu có 8 bài; Còn trong Quân Như truyện thì cả 11 bài đều theo thể 10 câu. Về thời gian, chỉ có 3 bài được sáng tác trước thời kỳ Shilla thống nhất (tức trước năm 668) là Thự đồng dao; Phong dao và Huệ tinh ca. Số còn lại đều được sáng tác vào thời kỳ Shilla thống nhất và đầu thời Koryeo.

TS. Lý Xuân Chung

Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc - Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kim Seong Beom, Kim Sang Ho, Đào Vũ Vũ; Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc; NXB KHXH 2011.

2. Komisook – Jungmin – Jungbyungsul; Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX; Jeon Hye Kyung – Lý Xuân Chung dịch; Nxb ĐH Quốc gia Hà nội 2006.

3. Jo Yun je, Văn học sử Hàn Quốc; bản dịch Trung văn của Trương Liên Khối; Nxb Văn hiến KHXH, Trung Quốc 1992.

4. Vi Húc Thăng; Triều Tiên văn học sử; Nxb Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc 1986.

5. Kim Dong Ook; Quốc văn học sử; Nxb Nhật tân, Seoul Hàn Quốc 1997.

6. Tam Quốc di sự (Bản tiếng Hàn), Kim Won-jung, 2007, Nxb Mineum.



[1] Thứ tự ngôn ngữ Hàn ngược với thứ tự ngôn ngữ Hán.


Scroll To Top