Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CHÍNH SÁCH “MỘT MŨI TÊN TRÚNG HAI ĐÍCH” CỦA TRIỀU TIÊN: NHỮNG ẢNH HƯỞNG VÀ TRIỂN VỌNG (Phần 2)

Đăng ngày:

Mục  tiêu phát triển ngành công nghiệp hạt nhân và vệ tinh trong nội dung của chính sách mới được thông qua đã có phương hướng và kế hoạch chi tiết. Một mặt, các lò phản ứng hạt nhân có thể được sử dụng để tạo ra điện. Mặt khác, các lò phản ứng của Triều Tiên cũng có thể làm tăng các kho vũ khí hạt nhân. Sự mập mờ tương tự đối với các vệ tinh có thể được dùng cho cả mục đích khoa học và công nghiệp cũng như cho hệ thống phòng thủ hạt nhân. Do đó, Triều Tiên đang yêu cầu Hoa Kỳ cần chọn một con đường và được gợi ý rằng sự chỉ đạo của chính sách mới đã được xác định phù hợp.

Trong kịch bản đầu tiên, nếu Mỹ sẽ đạt được một thỏa hiệp với Triều Tiên với điều kiện nước này đóng băng khả năng hạt nhân của mình. Điều này sẽ xoa dịu lo ngại an ninh của Bình Nhưỡng và đủ để cho nước này chuyển hướng nguồn vốn dành cho phát triển vũ khí hạt nhân sang lĩnh vực khác. Điều này là rất quan trọng cho cải cách và mở cửa thị trường theo mô hình kinh tế của Trung Quốc. Việc bãi bỏ hoặc giảm bớt các chiến lược phát triển kinh tế-ưu tiên quân sự là cấn thiết nếu Triều Tiên hy vọng vực dậy nền kinh tế, nước này sẽ phải giảm đầu tư trong ngành công nghiệp vũ khí, đưa vốn của mình vào tập trung ở khu vực tư nhân, thu hút vốn nước ngoài bằng cách mở nền kinh tế và phát triển ngành công nghiệp có lợi thế so sánh của mình.

Chắc chắn, chính sách theo hai hướng mới của Triều Tiên ngụ ý ít nhất khả năng rằng chính sách kinh tế quân sự của họ có thể kết thúc, hoặc ít nhất là được giảm bớt, Điều đáng chú ý là các mục tiêu kinh tế trong chính sách mới của Triều Tiên cũng bao gồm đa dạng hóa các đối tác thương mại, kêu gọi đầu tư nước ngoài và cải thiện các biện pháp quản lý kinh tế.

Nhằm áp dụng các chính sách một cách phù hợp, Pak Pong-ju, một người ủng hộ hàng đầu hình thức kinh tế này và việc mở cửa thị trường, một lần nữa đã trở thành thủ tướng và là một thành viên thường trực của Bộ Chính trị Triều Tiên. Sự trở lại của ông cũng cho thấy rằng, Triều Tiên sẽ có biện pháp tương tự như các biện pháp cải cách mở cửa đã được giới thiệu vào đầu và giữa những năm 2000 [1].  Đặc biệt, kể từ năm 2012, Triều Tiên đã thông báo thử nghiệm cải cách được áp dụng bởi Trung Quốc vào đầu những năm 1980 ở các trang trại hợp tác xã và các nhà máy loại ba hoặc thấp hơn. Đồng thời, Kim Jong-un chuyển quyền sở hữu của công ty thương mại từ quân đội vào nội các để cung cấp nhiều quyền lực hơn cho phe thứ hai.

Trong kịch bản thứ hai, nếu Mỹ từ chối yêu cầu của Triều Tiên và nước này sẽ xây dựng lực lượng hạt nhân của mình một cách thực sự. Ví dụ, Triều Tiên có thể sẽ kích hoạt lò phản ứng than đã được kiểm duyệt với công suất 50 megawat (tạo ra đủ plutonium để chế tạo một hoặc hai vũ khí hạt nhân một năm) và lò phản ứng nước nhẹ hoạt động công suất 30-megawatt (tạo ra đủ plutonium để làm ra 6-12 hạt nhân vũ khí một năm). Nước này cũng sẽ xây dựng và  khởi động lò phản ứng than đã được kiểm duyệt với  công suất 50-megawatt vốn bị tạm dừng vào giữa những năm 1990, và thiết lập thêm các nhà máy làm giàu uranium. (Việc xây dựng lò phản ứng kiểm duyệt công suất 50 megawatt graphite  có thể được hoàn thành trong vòng ba năm và lò phản ứng có thể tạo ra đủ plutonium cho 10-20 vũ khí hạt nhân mỗi năm.)

Người ta ước tính rằng Triều Tiên đã có đủ nhôm độ bền cao để sản xuất ít nhất 6.000 máy ly tâm[2]. Triều Tiên do đó có khả năng sản xuất ít nhất 4.000 máy ly tâm thêm ngoài 2.000 máy ly tâm tại Yongbyon. Một nghìn máy ly tâm tạo ra uranium cấp độ vũ khí (beo gồm 90 phần trăm uranium hoặc uranium với nồng độ cao hơn) đủ để tạo ra một vũ khí hạt nhân mỗi năm. Trong ngắn hạn, Triều Tiên sẽ có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân hàng loạt một cách nghiêm túc. Đồng thời, nó sẽ biện minh cho nỗ lực của mình để cải thiện khả năng tên lửa liên lục và thiết lập một hệ thống vệ tinh quân sự dưới vỏ bọc của phát triển vệ tinh thương mại.

Nếu kịch bản thứ hai trở thành hiện thực, bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Á sẽ phải liên tục  đối mặt với nhiều nguy cơ. Triều Tiên có thể khiêu khích Hàn quốc  thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, nếu Triều Tiên thành công trong việc có đủ tên lửa hạt nhân để nhắm vào mục tiêu nước Mỹ, sự tự tin của Hàn Quốc trong vòng bảo vệ hạt nhân của Mỹ sẽ giảm do lo ngại Mỹ sẽ ngần ngại can thiệp vào một cuộc chiến tranh tiến hành bởi hai miền. Hơn nữa, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ phải tăng nhu cầu xây dựng kho vũ khí hạt nhân của mình, dẫn đến việc gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á. Đồng thời, Triều Tiên sẽ gặp phải khó khăn kinh tế lớn hơn nếu chiến lược phát triển ưu tiên quân sự đầu tiên trở nên mạnh mẽ hơn nữa. Nếu mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên leo thang, Mỹ sẽ có chính sách giữ cho Trung Quốc trong vòng kiểm soát và đưa ra các biện pháp như một hệ thống chống tên lửa. Trung Quốc sau đó sẽ không thể quay sang ủng hộ Bình Nhưỡng nữa và thậm chí còn có thể áp đặt trừng phạt kinh tế. Bị vây hãm từ mọi phía, Triều Tiên có thể đưa ra một sự lựa chọn tệ hại và thúc đẩy phổ biến vũ khí hạt nhân ở Trung Đông để đảm bảo kinh phí. Những mối quan tâm xuất phát đến tin đồn rằng Iran cung cấp cho Triều Tiên khoảng 20 tỷ $ cho nguyên  mẫu và các bản thiết kế của thiết bị hạt nhân và dữ liệu thử nghiệm hạt nhân sau vụ thử hạt nhân thứ ba của Triều Tiên[3].Trong trường hợp này, Mỹ có thể xem xét đến một lựa chọn quân sự.

Vậy Hàn quốc nên chọn con đường nào? Hàn Quốc có thể cùng tồn tại với một Triều Tiên  được trang bị vũ khí hạt nhân? Hoặc, Hàn Quốc sẽ chịu đựng "những trận động đất địa chính trị" ở Bán đảo Hàn và châu Á? Sau 20 năm chịu mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, một cuộc khủng hoảng cấu trúc đang đến gần. Đó là thời gian cho một bài học khác từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Thay vì các biện pháp chặt chẽ ngoại giao, quân sự, tất cả các bên liên quan cần phải xem xét một cách tiếp cận đa diện và đa tầng có thể xoa dịu những căng thẳng đang ngày càng tăng thêm.

Người lược dịch: Nguyễn Ngọc Mai, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Theo nguồn: Bài viết “ North Korea’s Two-pronged Policy: Implications and Prospects” của tác giả Lim Soo-Ho đang trên trang web seriworld.org vào tháng10/2013: http://www.seriworld.org/16/qt_Section_list.html?mncd=0301&dep=1&pub=20130422&year=2013&pubseq=342

 

 


[1] Nhiệm kỳ thủ tưởng đầu tiên của ông  Park bắt đầu vào năm 2003. Ông theo đuổi những thay đổi triệt để trong khi tích cực thực hiện biện pháp cải cách kinh tế đầu tiên của tháng Bảy ddaxc được  giới thiệu với năm trước đó. Sự phản đối của đảng và bộ máy quân sự, đã khiến ông bị rời ghế vào năm 2007. Sau khi  việc cải cách tiền tệ của Triều Tiên bị thất bại, ông Park lại quay lại chính trường vào tháng 8 năm 2010. Kể từ đó,Triều Tiên đã có dấu hiệu tiếp tục cải cách kinh tế.

[2] Triều Tiên nhập khẩu 150 tấn ống nhôm có độ bền cao từ Nga vào năm 2002. Số lượng ống nhôm là đủ để sản xuất 2.700 đơn vị máy ly tâm. Ngoài ra, công ty thương mại của Triều Tiên Namchongang mua 200 tấn ống nhôm có độ bền cao từ công ty Optronic Đức vào năm 2002. Công ty Triều Tiên yêu cầu đối tác thương mại Đức của mình để gửi hàng đến sân bay quốc tế Thẩm Dương. Hai mươi hai tấn ống nhôm được coniscated ở Alexandria, Ai Cập, vào tháng Tư năm 2003. Tuy nhiên, các ống nhôm còn lại (lên tới 178 tấn, đủ để tạo ra 3.200 máy ly tâm) đã chưa được tìm thấy. Các ống nhôm còn lại có thể được chuyển giao cho  Triều Tiên.

[3] Nam Mun-Hee, "Liệu Triều Tiên có phát triển mạnh vấn đề vũ khí hạt nhân? Và điều này có khiến cho Mỹ  lo lắng.?” "SisaIN, Vol. 286 (2013).


Scroll To Top