Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC TIÊN TIẾN (Phần 3)

Đăng ngày:

③ Tính tự chủ: Hàn Quốc xếp thứ 26 – Khoảng cách xa so với mức trung bình của OECD về tính tự chủ và linh hoạt của nền kinh tế

Với 64,1 điểm Hàn Quốc tụt hậu so với mức trung bình của OECD là 75,9 trong tính tự chủ. Đây là chỉ số thấp nhất trong nhân tố liên quan tới tăng trưởng. Điểm số thấp ở tất cả các tiểu mục bao gồm: “cơ hội công bằng”, “học hỏi từ thất bại”, “tính chủ động”, “tự chủ trong hoạt động kinh tế” cũng như “đối thoại xã hội”, khả năng giải quyết các bất đồng. Theo kết quả, tất cả các hạng mục “động lực” của Hàn Quốc đều thấp hơn mức trung bình của OECD là 62,6 điểm, khiến Hàn Quốc xếp thứ 26. Trong số đó, “cơ hội công bằng”, “học hỏi từ những thất bại” ở mức thấp nhất so với các nước OECD. Đặc biệt, “tính chủ động” chỉ đạt 48,6 điểm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình và kém xa so với quốc gia đạt vị trí cao nhất. Điểm số “sức mạnh kinh tế” gần với mức độ trung bình nhất nhưng vẫn kém xa so với quốc gia có số điểm cao nhất.

Điểm số “ra quyết định phân quyền” cũng có điểm số thấp nhất trong các hạng mục, chỉ đạt 65,9 điểm (xếp thứ 25), kém hơn nhiều so với điểm số trung bình 77,4 điểm của OECD. Nguyên nhân là do “đối thoại xã hội” chỉ đạt 63,3 điểm, “tự chủ trong hoạt động kinh tế” chỉ đạt 59,8 điểm. Trong khi đó, Đan Mạch, Úc và New Zeland là các quốc gia có điểm số cao nhất nhờ chế độ ít quy định và thủ tục đơn giản khi thành lập doanh nghiệp.

④ Tính sáng tạo: Hàn Quốc xếp thứ 20 - Đạt được mức trung bình dựa trên lợi thế so sánh trong đầu tư công nghệ, nghiên cứu và phát triển.

Điểm số của tính sáng tạo là 72,3 điểm (xếp thứ 20), gần nhất với mức trung bình của OECD (73,9 điểm), cao hơn so với nhiều nước châu Âu khác như Ý và Tây Ban Nha. Phát triển công nghệ, năng lực cá nhân đã ở mức xuất sắc nhưng có khoảng cách lớn ở các tiểu mục. Do vậy, các điều kiện văn hóa, thể chế cần phải cải thiện.

Tính sáng tạo được chia thành hai loại: “tư duy sáng tạo” và “môi trường cho bản quyền trí tuệ”. “Tư duy sáng tạo” đạt 74,2 điểm, tương tự với mức trung bình của OECD (77,2 điểm). Trong tiểu mục này, Hàn Quốc xếp thứ 20, cao hơn vị trí 24 trong tổng xếp hạng chỉ số toàn diện. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng cường nhân lực, điểm số “nghiên cứu và phát triển cơ bản” vượt mức trung bình.  Ngoài ra, xây dựng các cụm và hợp tác công nghiệp-học viện giúp nâng hiệu suất trên mức trung bình của Hàn Quốc trong “khả năng hội tụ”. Các tiểu mục ở dưới mức trung bình của OECD của Hàn Quốc bao gồm: “đổi mới giáo dục”, “hỗ trợ thể chế” và “nền tảng văn hóa”.

“Môi trường cho sở hữu trí tuệ” đánh giá các điều kiện thể chế để hỗ trợ khả năng sáng tạo. Trong hạng mục này, Hàn Quốc đạt 70,5 điểm (xếp thứ 18) cao hơn 6 bậc so với tổng xếp hạng và cao hơn Pháp và Bỉ. Hàn Quốc đạt được vị trí cao là do: 1) đẩy  mạnh số lượng các nhà nghiên cứu và cơ sở hạ tầng công nghệ; 2) hiệu suất cao so với các nước OECD khác trong đầu tư công nghệ và bằng sáng chế; 3) hiệu suất trên mức trung bình trong văn hóa doanh nghiệp. Đáng chú ý, Hàn Quốc xếp thứ 5 trong số các nước OECD về bằng sáng chế với tỷ lệ 4,4% (năm 2007). Tuy nhiên, ở “dịch vụ kinh doanh” và “chất lượng các quy định”, chỉ số đo lường hiệu quả của sản phẩm và thị trường tài chính, khả năng cải thiện hiệu quả có điểm số thấp khiến Hàn Quốc thấp xếp thứ 23 với 66,1 điểm.

⑤ Sự tương hỗ: Hàn Quốc xếp thứ 28 - Cần phải thực hiện lợi ích công cộng, rộng lượng và quan tâm

Trong hạng mục “sự tương hỗ”, Hàn Quốc xếp thứ 28 với 59,1 điểm, thuộc các nước phía cuối danh sách. Các quốc gia dẫn đầu trong hạng mục này là các nước nhỏ thuộc Trung – Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển, Luxemburg và Phần Lan. Hàn Quốc chỉ tốt hơn một chút so với Hy Lạp nhưng vẫn ở tình trạng kém do vấn đề nợ công và phản đối của người dân với chính sách thắt chặt tài chính.

Trong “thực hiện các lợi ích công cộng” Hàn Quốc xếp vị trí 27, đạt 58,7 điểm, thấp hơn so với Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Slovakia là những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn. Đánh giá sự đóng góp của người giàu cho xã hội, “trách nhiệm của giới quý tộc” đặc biệt kém, xếp vị trí 30. Trong tiểu mục khác, “quan tâm tới đồng bào”, Hàn Quốc xếp vị trí 25 (đạt 59,6 điểm) cùng vị trí với GDP bình quân đầu người, nhưng kém xa nhiều với mức trung bình của OECD (72,9 điểm). Chỉ có một tiểu mục chiếm vị trí tương đối cao (10) là tiểu mục “trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)”, khiến người dân Hàn Quốc kỳ vọng vào vai trò tích cực của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy đất nước. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng ở vị trí thấp trong tiểu mục “mạng lưới xã hội an toàn” (thứ 28), “nghi thức” (thứ 27). Như vậy, Hàn Quốc cần phải mở rộng chăm sóc nhiều hơn cho những người nghèo bởi các nỗ lực của Hàn Quốc trong các tiểu mục này vẫn chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế.

⑥ Tính đa dạng: Hàn Quốc xếp thứ 28 - Cần phải đóng góp cho thế giới nhiều hơn,  nâng cao bình đẳng giới và sự đa dạng văn hóa

Hàn Quốc chỉ đạt 54,5 điểm trong tính đa dạng. Điều này có nghĩa rằng, người Hàn Quốc không cởi mởi với người khác, cũng không công nhận quan điểm hay quan tâm tới người khác. Trong hạng mục này, Mỹ xếp vị trí đầu tiên, Hàn Quốc xếp gần vị trí cuối cùng là thứ 28, thấp hơn nhiều so với điểm số trung bình là 68,3, chỉ cao hơn Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico.

Giữa hai mục tiêu, Hàn Quốc chỉ đạt 42,3 điểm trong “cởi mở và đóng góp cho thế giới”, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của OECD là 57,9 điểm và xếp vị trí thứ 28.  Khoảng cách với trung bình dường như được thu hẹp nhờ Hàn Quốc thể hiện vai trò tốt hơn trong “tiếng nói trên trường quốc tế” và “đóng góp của khu vực tư nhân”. Một định hướng chính sách gần đây, “đóng góp cho xã hội toàn cầu” là một lĩnh vực mà Hàn Quốc có kết quả không khả quan. Mặc dù đã trở thành một thành viên của Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC), một phân nhóm của từ năm 2010 và tuyên bố là nước đứng thứ 10 trong số các nước tài trợ của Liên Hợp Quốc nhưng Hàn Quốc chỉ xếp vị trí thứ 23 trong số các nước OECD do nguồn vốn ODA ít. Trong tiểu mục “các giá trị đa dạng”, Hàn Quốc chỉ đạt 66,7 điểm (xếp vị trí 28) so với điểm số trung bình 78,8 và thấp hơn 4 bậc trong tổng xếp hạng. Ngoài ra, điểm số của Hàn Quốc “chấp nhận quan điểm khác biệt” chỉ đạt 55% so với Mỹ và nguyên nhân cho kết quả mờ nhạt trong “mở cửa kinh tế” là rào cản thương mại, vốn đầu tư nước ngoài thấp. Như vậy, Hàn Quốc ở vị trí thấp hơn so với mức trung bình trong tất cả các tiểu mục này.

⑦ Hạnh phúc: Hàn Quốc xếp thứ 25 - Cần phải cải thiện chất lượng cuộc sống và tôn trọng người dân

Hàn Quốc đạt 66,9 điểm trong hạnh phúc, đứng thứ 25 trong số các nước OECD, tương tự như vị trí tổng xếp hạng (24). Iceland đã đứng đầu trong hạng mục này, trong khi Na Uy và Áo là các nước tốt nhất ở tiểu mục “thoải mái và hài lòng”, Đức tốt nhất ở tiểu mục “sự dễ chịu”. Trong tiểu mục “thoải mái và hài lòng” Hàn Quốc chỉ đạt 67,2 điểm (xếp thứ 25), kém xa so với mức độ trung bình của OECD là 75,5, phần lớn là do ít hoặc không có sức mua. Hàn Quốc cũng thực hiện tốt trong lĩnh vực “y tế” như các quốc gia phát triển khác, dựa trên tỷ lệ tử vong trẻ em, tuổi thọ, số lần thăm khám với bác sỹ và thực hiện tốt trong “chất lượng cuộc sống”.

Trong khi đó, điểm số “sức mua”, “giải trí” và “chất lượng công việc” cho thấy, Hàn Quốc cần phải nỗ lực hơn trong việc cải thiện các tiểu mục này. Kết quả ở các tiểu mục trên thấp hơn mức trung bình của các nước OECD, kém hơn 60% so với các quốc gia xếp hạng cao nhất. Hàn Quốc đạt 66,5 (xếp thứ 23) trong chỉ số “dễ chịu” và đã chứng minh có thể đạt bình quân (71,1 ) bằng cách tăng cường sự dễ chịu trong xã hội. Hiện Hàn Quốc đang có điểm số thấp nhất trong tiểu mục “tôn trọng con người” (đánh giá các giá trị như tin tưởng, tôn trọng). Tiểu mục “môi trường tự nhiên” dường như đã được cải thiện dần dần. Hàn Quốc thực hiện kém trong tiểu mục này vì diện tích nhỏ của quốc gia. Hàn Quốc cũng gần đạt được mức độ trung bình trong tiểu mục “sự an toàn”, một chỉ số quan trọng đo lường mức độ dễ chịu trong xã hội. Hàn Quốc có điểm số tốt trong tiểu mục “sự tiện nghi”, “môi trường sinh sống” vốn thể hiện sự dễ chịu trong môi trường nhờ quá trình đô thị hóa.

Tống Thùy Linh lược dịch

Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc

Nguồn: How Advanced is Korea?,  KIM SUN-BIN, 2010, Samsung Economic Research Institute, dẫn theo từ

http://www.seriworld.org/01/wldContV.html?mn=A&mncd=0301&key=20100604000002&sectno=&cont_type=B


Scroll To Top