Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


NHÓM NGHIÊN CỨU HÀN QUỐC MỞ KHÓA BÍ MẬT DNA CỦA CÁ VOI

Đăng ngày:

Vào 25 tháng 11 năm 2013, một nhóm các nhà nghiên cứu của Hàn Quốc đã công bố những phát hiện đầu tiên về hệ Gen của loài cá voi.

Là động vật có vú lớn nhất thế giới, cá voi được cho rằng đã chuyển môi trường sống từ đất liền sang môi trường biển vào khoảng 60 triệu năm trước. Vì vậy, cơ thể cá voi, vốn là một loài động vật có vú phải tìm cách để thích nghi với môi trường sống mới dưới nước. Do đó, những phát hiện mới về hệ Gen của cá voi rất có giá trị trong việc nghiên cứu sự tiến hóa của loài cá voi.

Ngoài ra, động vật có vú sống trong môi trường biển được thừa nhận một cách rộng rãi là có rất nhiều Gen tương tự với Gen của con người. Bởi vậy, nghiên cứu mới về cách mà cá voi thích nghi thành công với môi trường biển dự kiến ​​sẽ đóng góp cho việc nghiên cứu chữa bệnh của người trong tương lai.

Dự án được dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Hải Dương Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIOST) và Viện sinh học Theragen, cùng với 24 tổ chức hoạt động tại Hàn Quốc và quốc tế khác.

Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Genetics vào ngày 25 tháng 11 với bài viết có tựa đề: “Hệ gen của cá voi mũi nhọn và sự thích ứng với môi trường nước của các loài động vật có vú”. Ví dụ: Bài này nghiên cứu một số gen cá voi cụ thể, ngoài sự thích nghi của cá voi với cuộc sống trong lòng đại dương, còn giúp mở ra những phương pháp mới trong việc thích nghi với môi trường thiếu oxy và nồng độ muối cao. Nghiên cứu mới dự kiến ​​cũng sẽ đóng góp cho việc cứu chữa bệnh trong tương lai, chẳng hạn như tình trạng thiếu oxy và các bệnh rối loạn tim mạch.

“Đây là nghiên cứu đầu tiên về đặc tính sinh lý và hình thái học của cá voi ở mức độ phân tử”, dẫn lời giáo sư Yim Hyung-soon thuộc KIOST, đồng tác giả của bài báo cho biết: “Điều này có thể sẽ đóng góp cho những nghiên cứu trong tương lai về sinh thái học tổng thể của động vật có vú sống trong môi trường biển.”

Để mở rộng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cũng có ý định xem xét các gen của cá voi vây (Balaenoptera physalus), cá heo (Tursiops) và cá heo không vây (Neophocaena phocaenoides), cũng như các loài cá voi mũi nhọn khác. Dựa trên các dữ liệu thu thập được, họ sẽ tiến hành theo dõi sự thích ứng với môi trường nước, sự tiến hóa và tương quan của nó với bệnh tật của con người.

 

Sự tương đồng về hệ gen giữa cá voi mũi nhọn, con người và động vật có vú khác.

 

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu Lee Jung-hyun của KIOST nói: “Không giống như các loài cá thông thường, cá voi không có mang. Nhưng nó vẫn được biết đến như một loài có khả năng lặn sâu mà không phải hít thở trong tối đa một giờ đồng hồ, cá voi phải có một cường độ cơ sở tốt giúp nó chống lại sự thiếu hụt oxy. Cường độ cơ sở là cường độ dòng diện từ não chuyển xuống cơ bắp để kích thích các cơ hoạt động. Việc sử dụng những kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể sẽ tạo ra những phương pháp mới để chữa bệnh thiếu oxy trong máu, chẳng hạn như đột quỵ và đau tim, cũng như giúp nghiên cứu sâu hơn về sự đa dạng di truyền của cá voi mũi nhọn. Những khám phá mới về DNA của cá voi có thể giúp chữa bệnh cho người”.

 

 

Bùi Đông Hưng dịch

Nguồn: http://www.korea.net/NewsFocus/Sci-Tech/view?articleId=115488


Scroll To Top