Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HÀN QUỐC TĂNG 12,5% TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Đăng ngày:

Cuộc điều tra gần đây cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hàn Quốc trong sáu tháng đầu năm nay tăng hơn so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, trái với việc đầu tư vào ngành công nghiệp dịch vụ của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đang ngày càng sôi động, đầu tư của Nhật Bản vào Hàn Quốc đang có xu hướng giảm xuống một cách nhanh chóng.

Vào ngày 15/7, theo bảng tổng hợp “Xu hướng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc trong sáu tháng đầu năm 2013” của bộ Tài nguyên Công nghiệp Hàn Quốc, vốn đầu tu trực tiếp nước ngoài (FDI) trong sáu tháng đầu năm (dựa theo tiêu chuẩn  được báo cáo)  đã tăng lên 12,5% so với con số 7 tỷ  110 triệu $ vào cùng kỳ năm ngoái và đạt mức 8 tỷ $  đồng thời duy trì xu hướng tăng trưởng ổn định. Tuy lượng vốn FDI tăng lên 31,3% so với số vốn bình quân trong 5 năm (3 tỷ 360 triệu $) thành 4 tỷ 410 triệu $  nhưng lại giảm khoảng 9,3% so với số vốn 4 tỷ 870 triệu $ ở thời điểm cùng kỳ năm ngoái.

Tùy theo từng quý, từ quý 2, môi trường đầu tư trở nên ổn định nhờ việc giảm bớt những nguy cơ về mặt chính trị và địa lý cũng như loại bỏ yếu tố không rõ ràng trong chính sách v..v , đồng thời, số vốn đầu tư trực tiếp  FDI cũng gia tăng đáng kể.

Lĩnh vực có chuyển biến tốt trong sáu tháng đầu năm chính là khoản đầu tư vào ngành dịch vụ của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU), ngược lại, khu vực bị thu hẹp lại chính là khoản đầu tư vào ngành sản xuất của Nhật Bản. Số vốn đầu tư của Mỹ (3 tỷ 10 triệu $), Liên minh Châu Âu (EU) (2 tỷ 420 triệu $) đã đạt trên mức 2 tỷ $ trong khi số vốn đầu tư của Nhật Bản lại chỉ dừng ở con số 1 tỷ  360 triệu $.

Số vốn đầu tư của Nhật Bản vào Hàn Quốc chủ yếu ở ngành sản xuất linh kiện như thiết bị điện tử, hóa chất, thiết bị chuyên chở. Năm nay, số vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản đều giảm (giảm khoảng 1,3%) cho nên ngay cả số vốn đầu tư có chuyển biến tốt hơn vào năm ngoài của nước này vào Hàn Quốc cũng giảm mạnh. Ngược lại, Mỹ và Châu Âu cũng thông qua các khoản đầu tư cá nhân để tăng cường đầu tư dưới hình thức sáp nhập và mua lại đồng thời, điều này cũng khiến cho ngành công nghiệp dịch vụ trở nên sôi động.

Bộ Công nghiệp đánh giá mặc dù có những vấn đề khó khăn như việc trì hoãn sự phục hồi của nền kinh tế trong nước, việc mất giá của đồng yên, những nguy cơ về mặt chính trị , địa lý v..v  nhưng vẫn có thể thấy những tín hiệu tốt. Đặc biệt, Bộ này cũng phân tích vai trò ngày càng lớn của những chính sách tích cực về vấn đề đầu tư nước ngoài của chính phủ  như chuyến viếng thăm cấp cao Mỹ và Trung Quốc, cuộc hội đàm giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài v.v.

Tuy nhiên, Bộ Công nghiệp cũng cho biết, một số nhu cầu lớn trong vấn đề đầu tư nước ngoài chưa được đáp ứng và tiến hành như việc trì hoãn dự thảo cải cách luật xúc tiến đầu tư nước ngoài cho phép hợp tác với công ty con của doanh nghiệp nước ngoài v.v. Nhu cầu lớn của vốn FDI có liên quan đến  luật xúc tiến đầu tư nước ngoài hiện nay chính là việc hợp tác giữa công ty tổng hợp hóa học SK và tập đoàn GS Caltex với số vốn mỗi bên đóng góp vào khoảng 500 tỷ won.

Vào sáu tháng cuối năm, bên cạnh những điểm thuận lợi như kỳ vọng về sự hồi phục của nền kinh tế thế giới, giảm bớt những nguy cơ về mặt chính trị và địa lý thì vẫn còn tồn tại một số nguy cơ như sự mất giá của đồng yên Nhật Bản, sự trì hoãn tính linh hoạt của đầu tư trong nước.

Một quan chức của Bộ Công nghiệp cho hay, “Những cơ quan hữu quan phụ trách về vấn đề đầu tư như KOTRA, chính quyền địa phương v..v cần có ứng phó linh hoạt với sự biến đổi của môi trường đầu tư ở trong và ngoài nước nói chung.”

 

 

Người dịch: Nguyễn Ngọc Mai

Theo nguồn: http://www.fnnews.com/view?ra=Sent0801m_View&corp=fnnews&arcid=201307160410564741056474&cDateYear=2013&cDateMonth=07&cDateDay=16


Scroll To Top