Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Sự đối đầu Đông - Tây mà trung tâm là Mỹ và Liên xô dẫn đến tình trạnh chiến tranh lạnh đã khiến Hàn Quốc theo đuổi quan hệ đối ngoại của mình phù hợp với các quốc gia phương Tây, những quốc gia theo chủ trương dân chủ. Trong những năm sau Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), cộng đồng quốc tế nhìn nhận Hàn Quốc như một đất nước kiệt quệ do chiến tranh tàn phá. Những hình ảnh đó bắt đầu thay đổi từ năm 1962 khi Đại Hàn Dân Quốc áp dụng chính sách phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu và bắt đầu tích cực tham gia vào thương mại quốc tế trên toàn thế giới.

Vì sự đối đầu Đông - Tây trở nên sâu sắc trong cuộc Chiến tranh lạnh, Đại Hàn Dân Quốc - một nước vốn được coi là một thành viên của khối phương Tây, bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại thông qua tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các nước trong Thế giới thứ ba. Kể từ những năm 1970, hoạt động ngoại giao của Hàn Quốc tập trung vào việc tăng cường độc lập và thống nhất trong hoà bình trên bán đảo Hàn. Hàn Quốc cũng củng cố mối quan hệ với các đồng minh và tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế.

Dựa trên nền tảng ngoại giao vững chắc, Hàn Quốc tiếp tục theo đuổi quan hệ đối tác hợp tác với tất cả các nước trên mọi lĩnh vực trong suốt những năm 1980. Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, những biến cố lịch sử tại Đông Âu và Liên bang Nga đã chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh, và Đại Hàn Dân Quốc đã nhanh chóng tận dụng tình hình bằng cách tích cực đẩy mạnh "quan hệ ngoại giao với Phương Bắc".

Trước đây, Hàn Quốc có quan hệ ngoại giao với CHDCND Triều Tiên nhằm góp phần tăng cường quan hệ của nước này với các nước xã hội chủ nghĩa tuy nhiên mối quan hệ này không tiến triển tốt do những khác biệt về tư tưởng và cơ cấu. Quan hệ với Liên bang Nga và Trung Quốc, được bình thường hoá theo một trình tự ngắn hơn, và do đó làm cho quan hệ đối ngoại của Hàn Quốc thực sự manh tính toàn cầu.Quan hệ Việt Nam - Hàn Quôc được thiết lập tháng 12 năm 1992.Tháng 9 - 1991, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đồng thời gia nhập Liên Hiệp Quốc, sự kiện này thể hiện sự thành công của chính sách ngoại giao với phương Bắc. Ngoài ra, nền tảng cùng tồn tại hoà bình giữa hai miền Triều Tiên đã được đặt ra vào tháng 12-1991 khi cả hai bên ký Hiệp định hoà giải, không xâm lược, trao đổi và hợp tác và Tuyên bố chung về bán đảo Hàn không có vũ khí hạt nhân.

Những văn kiện lịch sử này là nền tảng cho nền hoà bình trên bán đảo và khu vực Đông Bắc Á, thể hbước đầu tiên quan trọng tiến tới hoà bình thống nhất trên bán đảo Hàn.

Ngay sau Chiến tranh lạnh, một khuynh hướng nổi bật đã xuất hiện trong chủ nghĩa khu vực. Các nước như Đại Hàn Dân Quốc- quốc gia theo đuổi tăng trưởng lấy xuất khẩu làm động lực, thấy ràng mình đang phải đối mặt với một môi trường kinh tế quốc tế khác hẳn với trước đây. Hàn Quốc có mối quan hệ thương mại chủ yếu với các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu.

Điều này thường gây ra những sự mất cân đối trong cán cân thương mại. Hàn Quốc tăng dần hoạt động thương mại với các nước đang phát triển trong khi khối lượng giao dịch thương mại với các nước phát triển giảm dần.

Giao dịch thương mại của Hàn Quốc với các nước đang phát triển và các nước Đông Âu sẽ tiếp tục mở rộng trên cơ sở nền kinh tế và thương mại của Hàn Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng và cơ cấu các ngành công nghiệp của quốc gia vẫn tiếp tục tập trung vào các hoạt động sử dụng nhiều công nghệ. Một khi hoàn thành cơ cấu lại công nghiệp, Hàn Quốc sẽ có thể góp phần lớn hơn vào việc phát triển kinh tế bằng cách nâng cao hợp tác với các nước đang phát triển dựa trên cơ sở những lợi thế và sự bổ sung tương đối.

Mặc dù các nước tiến tiến vẫn giữ vị thế then chốt về thương mại và là đối tác chủ yếu trong khoa học công nghệ, Hàn Quốc vẫn phải nỗ lực nhằm hạn chế sức ép bằng cách mở cửa thị trường ở mức độ tương đương mà các nước đang phát triển đang mở, bắt đầu từ sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Những vấn đề môi trường toàn cầu như sự suy yếu của tầng ôzôn, sự ấm lên của trái đất và nạn phá rừng, đã trở thành những thách thức mới với nhân loại.

Tháng 6 năm 1992, Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh Trái đất - đã giúp Hàn Quốc hiểu hơn thông điệp về sự phát triển kinh tế liên tục nhưng không được làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi dưỡng tất cả chúng ta. Người dân Hàn Quốc hết sức tự hào về sự đóng hóp của họ đối với việc thông qua Tuyên ngôn Rio và Chương trinh nghị sự 21. Mục đích của chính sách mới này là tìm kiếm sự kết hợp hài hoà giữa môi trường và phát triển kinh tế, một sự cân bằng giữa thương mại và môi trường cũng như sự tham gia tích cực vào những nỗ lực toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường.

Hội nghị bàn tròn tổ chức tại Uruguay về cơ bản đã giải quyết sự cắt giảm đồng bộ các loại thuế quan và dỡ bỏ toàn bộ hàng rạo mậu dịch phi thuế quan, một bước quan trọng trong phong trào thế giới hướng tới tự do thương mại. Hàn Quốc đã đi tiên phong trong việc thực hiện mở cửa thị trường nhằm ủng hộ hệ thống tự do thương mại toàn cầu.

Hàn Quốc ngày nay đã và đang tham dự tích cực vào các tổ chức quốc tế và các hoạt động mang tính toàn cầu.

Thực hiên: Minh Ngọc và nhóm Web

Nguồn: Tài liệu lưu tại TTNCHQ


Scroll To Top