Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (Phần 1)

Đăng ngày:

1. Định nghĩa về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Gần đây, khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong các khái niệm hiện đại về “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”chính là “mô hình Kim Tự Tháp về trách nhiêm xã hội của doanh nghiệp” của Carol (1991). Theo mô hình này, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm bốn nội dung. Thứ nhất là trách nhiệm kinh tế - tạo ra được lợi nhuận, thứ hai là trách nhiệm pháp lý - phải tuân thủ luật lệ của xã hội. Đây là hai trách nhiệm chính đáng mà các doanh nghiệp phải làm. Thứ ba là trách nhiệm đạo đức, nghĩa là các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh một cách minh bạch, hợp lý và linh dộng dù luật pháp không yêu cầu. Trách nhiệm cuối cùng là trách nhiệm từ thiện, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nguồn lực có sẵn của mình trong các lĩnh vực như giáo dục, văn hóa nghệ thuật, cộng đồng v.v…để thực hiện các hoạt động xã hội cần thiết. Trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện là hai trách nhiệm thể hiện ý thức tự nguyện hơn so với các trách nhiệm khác của doanh nghiệp.

Ngoài ra, có khá nhiều cách hiểu đa dạng về trách nhiệm xã hội ( dưới đây viết

tắt theo tiếng Anh là CSR). Nếu phân chia một cách đơn giản thì ta có thể chia ra thành quan điểm của các bên liên quan, quan điểm về trách nhiệm xã hội, quan điểm về đạo đức, quan điềm về quản lý rủi ro, quan điểm về tinh thần dân chủ của doanh nghiệp. Khái niệm này có thể phân loại như bảng sau:

 

Quan điểm

Người nghiên cứu

Nội dung

Các bên có liên quan

Blomm& Gundlanch (2001)

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các bên có liên quan là nghĩa vụ vượt lên trên cả khía cạnh về pháp luật. Nghĩa vụ này được hiểu là việc tối đa hóa ảnh hưởng tích cực lâu dài của doanh nghiệp với xã hội và tối thiểu hóa các mối nguy hiểm tiềm tàng.

Trách nhiệm xã hội

Mcguire et al . (1988)

Đây là toàn bộ nghĩa vụ đối với xã hội vượt lên trên cả nghĩa vụ về pháp luật và kinh tế.

 

Caroll (1991)

Trách nhiệm xã hội được chia thành bốn trách nhiệm như trách nhiệm về kinh tế (tối đa hóa lợi nhuận), trách nhiệm pháp lý (Tuân thủ theo các quy chế và pháp luật), trách nhiệm đạo đức ( Tuân theo tiêu chuẩn đạo đức), trách nhiệm từ thiện ( cống hiến cho xã hội).

 

Davidson (1994)

“Khái niệm này được hiểu là doanh nghiệp tư nhân phải có trách nhiệm với những gì mà mình mắc nợ với toàn thể xã hội và những thành viên tạo dựng nên xã hội đó.”

 

Lee Chin Kyu, Cho Chun Hwa (1997)

“Đây là trách nhiệm có liên quan đến văn hóa xã hội, xã hội địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động và rộng hơn nữa là trách nhiệm về pháp lý, kinh tế và đạo đức đối với toàn thế giới. Đây là trách nhiệm chung giữa doanh nghiệp và xã hội vì sự phát triển của toàn xã hội.

 

Petkoski& Twose (2003)

“Đây là hành động của doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân viên và gia đình cùng với xã hội địa phương, đồng thời, mang lại sự thịnh vượng cho doanh nghiệp cũng như góp phần phát triển kinh tế bền vững như mục đích sau cùng.”

 

Mc Williams & Siegel (2001)

“Là hành động của các doanh nghiệp để tạo nên một xã hội tốt đẹp, vượt ra khỏi việc đáp ứng đơn thuần các quy định được pháp luật và những bên liên quan yêu cầu trực tiếp.”

Nguyên tắc đạo đức

Mc Farland (1982)

“Là việc thừa nhận thực tế các cá nhân, tổ chức, các chế độ xã hội phụ thuộc lẫn nhau và doanh nghiệp phải hoạt động dựa theo tiêu chuẩn các giá trị về đạo đức và nguyên lý kinh tế.”

Quản lý rủi ro

Mohr et.al. (2001)

“Là hoạt động tối thiểu hóa hoặc loại bỏ trước các mối hiểm nguy phát sinh trong xã hội cũng như tối đa hóa hiệu quả nhất định trong thời gian dài ”

Tinh thần dân chủ của doanh nghiệp

Marsden (2000)

“ Doanh nghiệp là một công dân, đồng thời, cũng là một thành viên của cộng đồng địa phương, mang đầy đủ cả trách nhiệm và quyền lợi với tư cách pháp nhân.”

 

Maignan& Ferrell

“Là việc những người có liên quan thực hiện trách nhiệm về kinh tế, đạo đức và trách nhiệm tự chọn khác được đặt ra với doanh nghiệp.”

 

Nếu nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy, đến bây giờ, khái niệm về trách nhiệm xã hội (CSR) vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất. Thêm vào đó, có nhiều từ chuyên ngành khác nhau về CSR được dùng lẫn lộn, dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Gần đây có ý kiến cho rằng việc nói đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã tạo nên nhận thức sai lầm về từ “xã hội”, cho nên, hay chăng chỉ  đơn thuần gọi là trách nhiệm của doanh nghiệp. Tuy đó là từ tương đồng nhưng khái niệm này còn bao gồm các khía cạnh đa dạng khác như tư cách công dân của doanh nghiệp (corporate citizenship - CC), bộ ba cốt lõi (triple bottom line), sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (corperate sustainability - CS), đạo đức doanh nghiệp (corporate ethics), khả năng kinh doanh bền vững (corporate sustainability management - CSM), tinh thần doanh nghiệp về phát triển bền vững (sustainable entrepreneurship) v.v...

Các khái niệm tuy được  phát triển theo các hướng  nhưng nó bao gồm nhiều vấn đề có liên quan mới xuất hiện và được hiểu với ý nghĩa gần giống trên thực tế. Ví dụ như  khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp xuất phát từ khái niệm phát triển bền vững về mặt môi trường đã được thay đổi và bao hàm thêm cả sự phát triển bền vững về mặt kinh tế và xã hội. Trái lại, CSR cũng xuất phát từ quan điểm trách nhiệm xã hội về nhân quyền, đạo lý …Đến nay, khái niệm này cũng được phát triển thành quan niệm tổng hợp về trách nhiệm xã hội và kinh tế.

 

Người dịch: Nguyễn Ngọc Mai - Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc

Theo nguồn:

Báo cáo điều tra triển vọng và tình hình thực hiện kinh doanh, đồng thời với trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Hàn Quốc của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và trách nhiệm xã hội trực thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Hàn Quốc và Viện kinh doanh bền vững trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc: http://oreal.kaist.ac.kr/CSR_2006_KAIST.pdf


Scroll To Top