Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Thành tựu đó là kết quả của nhiều nhân tố trong đó khoa học công nghệ được coi là một nhân tố có đóng góp quan trọng. Để tiếp thêm sinh lực cho tiến trình phát triển của đất nước này với mục tiêu đạt tới trình độ của các nước công nghiệp phát triển trong thập kỷ tới, Hàn Quốc đang có nhiều nỗ lực thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Trên thực tế, ở Hàn Quốc khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Có thể nói, thời kỳ đầu, các chính sách khoa học và công nghệ của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào việc giới thiệu, tiếp thu và áp dụng công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm 1980, Hàn Quốc đã chuyển trọng tâm sang công tác quy hoạch và thực hiện các dự án Nghiên cứu và Phát triển (R&D) quốc gia nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ. Sự chuyển hướng này bao gồm các chương trình nhằm nâng cao đầu tư Nghiên cứu và Phát triển trong cả khu vực kinh tế Nhà nước và tư nhân, bồi dưỡng nguồn nhân lực có kỹ năng nghiên cứu và phát triển cao.

Từ đầu những năm 1990, Chính phủ đã tập trung vào ba lĩnh vực: tăng cường nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản, đảm bảo sự phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn nghiên cứu, và phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế. Những nỗ lực này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về công nghệ của Hàn Quốc.

Với mục tiêu này, trong năm 2003, Chính phủ đã đặt khoa học và công nghệ (KHCN) là trọng tâm của chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Hệ thống quản trị cho khoa học và công nghệ về cơ bản đã được tái cơ cấu. Vị trí bộ trưởng bộ KHCN (MOST) được đưa lên ở hàng Phó thủ tướng nhằm lập kế hoạch, điều phối, đánh giá khoa học và công nghệ, đánh giá các chính sách liên quan đến đổi mới KH & CN một cách tốt hơn. Thêm vào đó, Văn phòng đổi mới KH &CN (OSTI) được sáng lập ra trong tháng 10 năm 2004 có vai trò là cơ quan quản lý của Uỷ ban Khoa học và CN quốc gia (NSTC), có nhiệm vụ quản lý và điều phối toàn bộ các chính sách KH và CN, các dự án nghiên cứu và phát triển quốc gia, các chính sách về nguồn nhân lực và công nghiệp có liên quan tới đổi mới KH & CN và các chính sách đổi mới công nghệ khu vực. Uỷ ban KH & CN Quốc gia có ba bộ phận nghiên cứu và 19 tổ chức nghiên cứu thuộc chính phủ hoạt động trong lĩnh vực KH và CN mà uỷ ban quản lý.

Trong năm 2004, chính phủ công bố một kế hoạch tái cơ cấu Hệ thống Đổi mới Quốc gia (NIS). Kế hoạch này trọng tâm chuyển mô hình mô phỏng sang một cách tiếp cận sáng tạo hơn, tăng cường liên kết giữa các chủ thể và tiến tới nhu cầu chất lượng hoạt động.

Cuối năm 2004, tổng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đạt 19 tỷ đô la Mỹ, chiếm 2,85% GDP. Hàn Quốc cũng sẽ tích cực đầu tư cho phát triển công nghệ phúc lợi công cộng để cải thiện chất lượng cuộc sống, công nghệ, từ đó tạo ra những ngành công nghiệp mới.

Ngoài ra, Hàn Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu như gìn giữ môi trường và cung cấp lương thực, năng lượng, y tế vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.



Thực hiện: Hương Lan và nhóm web

Nguồn: Các tài liệu lưu tại TTNCHQ

Scroll To Top