Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CÁC CƯỜNG QUỐC BẬC TRUNG GIỐNG NHƯ HÀN QUỐC KHÔNG THỂ THIẾU SỨC MẠNH MỀM VÀ SỨC MẠNH HỆ THỐNG (Phần 1)

Đăng ngày:

 

Trong khi người ta bị cuốn vào những định nghĩa phổ biến của sức mạnh mềm và ngoại giao công chúng, thì trên thực tế, những hàm ý về sự khác biệt của những định nghĩa này phụ thuộc vào một cái là cường quốc mạnh, một cái là cường quốc yếu hay như trong trường hợp của Hàn Quốc là một cường quốc bậc trung.  Yul Sohn cho rằng, trong việc thực hiện ngoại giao công chúng thì khái niệm về sức mạnh hệ thống cùng với sức mạnh mềm là rất quan trọng đối với vai trò của Hàn Quốc, một cường quốc bậc trung.

Trên thế giới, nơi mà sức mạnh và sự ảnh hưởng thuộc về số đông thì nhà nước phải cam kết với nhiều người ở nhiều nơi. Bởi vì ngoại giao truyền thống là chính phủ với chính phủ giảm tương đối thì ngoại giao công chúng đang trở thành một công cụ ngoại giao chính. Đặc biệt, đối với các cường quốc bậc trung, ngoại giao công chúng quan trọng bởi vì nó tạo cho họ “nhiều cơ hội để đạt được ảnh hưởng trong các vấn đề thế giới vượt ra khỏi khả năng vật chất hạn chế của họ”. Joseph Nye, người đưa ra thuật ngữ "sức mạnh mềm" cho thấy rằng các cường quốc bậc trung  đang tìm kiếm một sự lựa chọn để ép buộc quân sự và khuyến khích hoặc trừng phạt kinh tế có xu hướng sử dụng sức mạnh mềm giống như “kết nạp mọi người hơn là ép buộc họ”. Hơn nữa, họ đang ngày càng chú ý tới sức mạnh hệ thống mà bắt nguồn từ các mối quan hệ của một nước với các nước khác chứ không phải là thuộc tính của nó. Họ sử dụng luận điểm hệ thống và khả năng triệu tập của họ để bù đắp những bất lợi về kinh tế và quân sự.

Nhìn theo cách này, sự thành công hay thất bại của ngoại giao công chúng đối với các cường quốc bậc trung kiểu như Hàn Quốc dường như phụ thuộc vào hiệu quả của việc thúc đẩy, sử dụng sức mạnh mềm và sức mạnh hệ thống. Sau khi xem xét một số khía cạnh của sức mạnh mềm và sức mạnh hệ thống, tôi sẽ tìm hiểu Hàn Quốc đã phải vật lộn như thế nào với khái niệm cường quốc bậc trung, họ đã cố gắng như thế nào để thực hiện ngoại giao công chúng dựa trên sức mạnh mềm và sức mạnh hệ thống. Cuối cùng, tôi sẽ cung cấp một số khuyến nghị chính sách.

Sức mạnh mềm và sức mạnh hệ thống

Sức mạnh mềm đã dần được phổ biến rộng rãi giữa các học giả và các nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt là trong số các nhà nước yếu tiềm lực kinh tế và quân sự tin rằng (hoặc hy vọng) họ có thể tốt hơn dưới một hình thức sức mạnh khác. Họ có thể tích lũy nguồn sức mạnh mềm (chẳng hạn như văn hóa và các giá trị) và nhận những thứ khác để mong muốn những kết quả mà họ muốn không có mối đe dọa hay trừng phạt hữu hình. Khía cạnh đặc biệt của sức mạnh mềm ở đây là sự thay đổi sở thích. Thay vì thay đổi hành vi của người khác thông qua việc áp dụng các lệnh trừng phạt và dụ dỗ, thì khái niệm sức mạnh mềm thu hút sự chú ý đến khả năng thay đổi sở thích của các chính phủ và xã hội khác. Nhưng Kahler băn khoăn liệu nguồn sức mạnh mềm như văn hóa đại chúng thay đổi thế nào sở thích của người khác trong một bối cảnh cụ thể. Ông cũng chỉ ra rằng, các phương diện ép buộc sự thay đổi sở thích không kém phần quan trọng. Trong nhiều khía cạnh, ép buộc hoặc xúi giục là hiệu quả hơn trong việc đạt được những mục tiêu trước mắt.

Nye cho rằng, sức mạnh mềm có một hiệu ứng lan tỏa, tạo ra ảnh hưởng chung chứ không phải là tạo ra một hành động cụ thể dễ dàng quan sát. Ông thừa nhận rất khó sử dụng sức mạnh mềm để đạt được một mục tiêu chính sách trước mắt. Ví dụ, sức mạnh mềm ít liên quan hơn so với sức mạnh cứng trong việc ngăn ngừa xung đột và ký kết một thỏa thuận thương mại có liên quan. Nhưng, sức mạnh mềm có liên quan đến môi trường hoặc hoàn cảnh mà trong đó một quốc gia tìm kiếm các mục tiêu cụ thể. Điều này có nghĩa là sở thích được hình thành bởi các tác động gián tiếp và lan toả của sức mạnh mềm mà vẫn có thể tạo sự khác biệt đáng kể trong việc đạt được kết quả mong muốn trong các tình huống thương lượng.

Những tác động này phải được nhận thức rõ trong một khoảng thời gian dài. Về vấn đề này, ngoại giao sức mạnh mềm dựa trên một tầm nhìn dài hạn. Thông thường, các cường quốc mạnh có một cách tiếp cận dài hạn mà những chiến lược lớn đã được xây dựng. Ngược lại, các cường quốc yếu lại bận rộn tìm kiếm mục tiêu ngay lập tức trong một tầm nhìn ngắn hạn. Nếu một quốc gia được xác định  thực hiện ngoại giao công chúng dựa vào sức mạnh mềm thì nó phải tìm hiểu xem làm thế nào để cho tài nguyên của đất nước hấp dẫn qua thời gian.

Nye cho thấy ba nguồn sức mạnh mềm mà một quốc gia có thể có, đó là: văn hóa, giá trị chính trị và chính sách đối ngoại. Họ sử dụng sức mạnh mềm ở những nơi mà nền văn hóa của họ hấp dẫn đối với những nước khác, khi họ chiến thắng những giá trị của họ tại sân nhà và quốc tế, và khi chính sách đối ngoại của họ được coi là hợp pháp và có thẩm quyền. Chưa thật rõ ràng nguốn văn hóa làm thay đổi sở thích của người khác như thế nào trong việc sử dụng nguồn sức mạnh mềm này. Ví dụ, sự phổ biến đáng ngạc nhiên của K-pop trên toàn thế giới - không chỉ ở Châu Á mà còn ở nhiều nơi của châu Âu - rõ ràng giúp nâng cao nhận thức và đánh giá cao Hàn Quốc của công chúng nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào điều này tạo ra một môi trường mà Hàn Quốc có thể theo đuổi một số mục tiêu nhất định mà không phải là trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến văn hóa. Hãy xem xét làn sóng Hàn Quốc hay Hallyu tại Nhật Bản. Mặc dù sự ảnh hưởng đáng kể của nó trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản và một  phần công chúng Nhật Bản nhưng chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Hàn Quốc vẫn còn có vấn đề trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến lịch sử. Liệu có thể có một chiến lược văn hóa mà Hàn Quốc có thể theo đuổi đối với công chúng Nhật Bản và chính phủ của họ sẽ đạt được những điều mà những người không chia sẻ sở thích văn hóa của Hàn Quốc hay không?

 

Hồng Duyên – Viện NC Đông Bắc Á

Nguồn: http://www.globalasia.org/V7N3_Fall_2012/Yul_Sohn.html


Scroll To Top