Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


SỰ TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA ĐA VĂN HOÁ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (phần 2)

Đăng ngày:

IV. Mức độ tiếp nhận đa văn hóa của người Hàn Quốc hiện nay

KMCI được thiết kế để tăng sự rõ ràng của thông tin và cung cấp hiệu quả kết quả đo lường. Trong nghiên cứu năm 2011, mối quan hệ giữa các biến tiềm năng và biến đo lường được dựa vào mô hình hoá phương trình kết cấu để đưa giá trị trọng lượng về 8 nhân tố và do đó, tạo ra một chỉ số tiếp nhận văn hóa được đo trên thang điểm từ 0 đến 100.

Trong một cuộc điều tra với 2.500 người được hỏi, chỉ số tiếp nhận đa văn hoá trung bình là 51,17 điểm. Kết quả điều tra có một số đặc điểm đáng chú ý. Thứ nhất, 20% nhóm người tốp dưới có sự tiếp thu thấp chiếm 30,91 điểm, trong khi đó 20% nhóm tốp trên chiếm 70,89 điểm. Các số liệu cho thấy rằng sự cố gắng bền bỉ là cần thiết để nâng cao mức độ tiếp nhận của công chúng. Thứ hai, mức trung bình của nữ và nam giới tương ứng là 50,72 và 51,62 điểm. Nhưng đối với các nhân tố của "sự cởi mở văn hóa", "cảm giác chống đối và né tránh", “sẵn sàng tham gia vào trao đổi lẫn nhau" thì phụ nữ thấp hơn nhiều so với nam giới. Các số liệu cho thấy, phụ nữ có xu hướng có nhiều cảm xúc nhạy cảm hơn với các mối đe dọa hay những lo ngại về sự an toàn của họ khi gặp hoặc tương tác với những người di cư nước ngoài. Thứ ba, một cách tiếp cận nhân khẩu học cho thấy những người trả lời trẻ hơn, trình độ giáo dục và thu nhập cao hơn thì có sự tiếp nhận nhiều hơn (53,93 điểm đối với những người ở độ tuổi 20 so với 47,63 điểm đối với những người ở độ tuổi 60). Về nghề nghiệp, những người lao động chân tay hoặc làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ hoặc là kỹ thuật viên lắp đặt các bộ phận và thiết bị có xu hướng có trình độ tiếp nhận thấp hơn. Cần lưu ý rằng, những người này rất có khả năng nắm giữ những việc làm tương tự với những lao động nước ngoài di cư. Theo thống kê điều tra dân số của Hàn Quốc, sự phân bố việc làm của người nước ngoài ở độ tuổi từ 15 tuổi trở lên năm 2010 có 33,4% là lao động chân tay, trong khi đó 8,6% trong lĩnh vực dịch vụ và 8,5% là kỹ thuật viên; 0,8% là lao động trong ngành nông nghiệp và thủy sản. Cuối cùng, những người trả lời có thân nhân người nước ngoài hoặc người di cư (7,5% tổng số người được hỏi) cho thấy, chỉ số tiếp nhận là 51,81 điểm, chỉ số này không cao hơn nhiều so với mức trung bình của tất cả những người trả lời. Tuy nhiên, những người có bạn bè là người nước ngoài hoặc người di cư đạt số điểm là 57,91 so với 53,77 điểm của những người có đồng nghiệp hay bạn cùng lớp là người nước ngoài hoặc di cư. Những người có thân nhân nhập cư hoặc nước ngoài đạt số điểm cao hơn so với những người cùng độ tuổi có nhân tố "định kiến ​​và phân biệt đối xử" và "bản sắc dân tộc" song đạt số điểm thấp hơn đối với "sự cởi mở văn hóa" và "kỳ vọng đối với đồng hóa đơn phương."

Kết quả cho thấy, nhóm trả lời này ít thiên về thể hiện ý kiến cố hữu hoặc thành kiến​​, nhưng lại tiêu cực đối với việc chấp nhận đa văn hóa, chủng tộc và tôn giáo khác nhau. Theo đó, họ sẽ có xu hướng kỳ vọng nhiều cho những người di cư chấp nhận theo phong tục và văn hóa  Hàn Quốc. Kết quả cho thấy, nữ di cư kết hôn có lẽ được đưa vào các nhiệm vụ truyền thống của một người vợ, người con dâu và người mẹ trong chế độ gia trưởng của các gia đình Hàn Quốc.

V. Sự tiếp nhận đa văn hóa và phân biệt đối xử giới

Cô dâu nhập cư phải đối mặt với một gánh nặng gấp đôi, họ là những phụ nữ nước ngoài có hoàn cảnh khó khăn có thể buộc phải thích ứng với các giá trị gia trưởng truyền thống và trật tự của xã hội Hàn Quốc.

Cuộc khảo sát năm 2011 đã không đo lường phân biệt giới hoặc khoảng cách xã hội mà từng loại hoặc nhóm người di cư phải đối mặt. Vì vậy, nghiên cứu này phân tích các tài liệu nghiên cứu đã sử dụng cho nghiên cứu năm 2010.

Đầu tiên, để đo chiều sâu khoảng cách xã hội đối với người nhập cư nước ngoài, các đối tượng (di cư) được chia thành những người từ các quốc gia phát triển và những người từ các quốc gia đang phát triển. Khoảng cách xã hội ở đây là một bản đã sửa đổi khoảng cách xã hội của Bogardus và được đo trên thang điểm từ 1 đến 6. Điểm số càng cao, càng có nhiều người được hỏi cảm thấy ràng buộc từ người di cư và nhiều khả năng có một thái độ tiêu cực đối với họ.

Các phân tích cho thấy, có 1.011 người được hỏi cảm nhận có sự cách biệt xã hội sâu sắc đối với người di cư từ các nước đang phát triển so với những người từ các nước phát triển. Họ cũng cảm thấy một khoảng cách xã hội lớn hơn về việc thiết lập mối quan hệ gần gũi với một người nhập cư từ một quốc gia đang phát triển, chẳng hạn như thông qua kết hôn hoặc bằng việc kết hôn của con cái họ. Thật thú vị, sự cách biệt này giống với những gì mà người được hỏi cảm nhận về một người nước ngoài nhập cư tham gia công tác dân sự hoặc trở thành một nhà lập pháp tại Hàn Quốc.

Kết quả cho thấy, khi phụ nữ nhập cư từ các quốc gia đang phát triển tham gia lực lượng lao động của chính phủ, họ có thể phải đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ hơn so với nếu họ đến từ các nước tiên tiến.

Trong khi đó, cũng dựa trên các tài liệu nghiên cứu từ cuộc khảo sát năm 2010, nghiên cứu này nhìn vào mức độ cảm nhận tích cực của người Hàn Quốc đối với người nước ngoài nhập cư từ các nước khác nhau và mức độ tiếp nhận đa văn hoá theo giới tính mà họ đã chứng minh.

Đầu tiên, người trả lời được yêu cầu cho điểm trên thang điểm từ -25 đến 25 đối với một nhóm người dân. Kết quả là: a) 8,42 điểm đối với người Hàn, b) 6,87 điểm cho phụ nữ di cư kết hôn, c) 6,69 điểm đối với người đến từ các nước tiên tiến, d) 6,33 điểm đối với người Hàn Quốc gốc Trung Quốc, e) 6,28 điểm đối với người Triều Tiên đào thoát; và f) 6,23 điểm cho người lao động di cư.

Các số liệu rõ ràng cho thấy, người Hàn Quốc cảm nhận tích cực hơn đối với phụ nữ di cư kết hôn hơn so với người Triều Tiên đào thoát hoặc người Hàn gốc Trung Quốc. Điều này đem lại sự suy đoán rằng, những cảm nhận này có thể có lợi cho nữ nhập cư kết hôn khi họ cố gắng tạo dựng một chỗ đứng trong xã hội Hàn Quốc nhiều hơn so với những người di cư khác.

Tuy nhiên, những cảm nhận này sẽ được duy trì thì liệu phụ nữ có nên tham gia vào một sự kiện hoặc vụ án hình sự gây ra bất ổn xã hội hay cộng đồng giận dữ hay không? Sự cảm nhận tích cực này sẽ không có giá trị chỉ khi những phụ nữ này cố ý chấp nhận các vai trò truyền thống được giao cho phụ nữ trong xã hội Hàn Quốc? Để trả lời những câu hỏi này, bài viết nhìn vào sự kết nối giữa những cảm nhận tích cực và sự phân biệt giới.

Để đo lường sự phân biệt giới tính, nghiên cứu này đã đặt nó dưới hai loại, sự thành kiến và cảm thông. Cả hai được xem là góp phần để biện minh cho việc duy trì một hệ thống xã hội bị nam giới chi phối.

Sự thành kiến giới tính cho thấy một thái độ cau mày khi phụ nữ dường như xâm phạm vào quyền hoặc lĩnh vực của người đàn ông, chẳng hạn như sức ảnh hưởng của người cha, phân công lao động cạnh tranh trên cơ sở giới và tình dục cưỡng bức, hoặc làm những gì họ xem như là nhu cầu không hợp lý với nam giới. Mặt khác, sự cảm thông giới tính dựa trên sự bảo vệ của người cha, bổ sung phân công lao động dựa vào giới tính và tình dục ngoài hôn nhân. Nó đòi hỏi một thái độ cảm thông hơn là bày tỏ tình cảm và bảo vệ cho những người phụ nữ thực hiện trung thành với những gì đã được xác định như vai trò truyền thống của phụ nữ.

Sự thành kiến giới tính áp dụng một cây gậy đối với phụ nữ, những người mà dường như thách thức cấu trúc giới chi phối của nam giới. Sự cảm thông áp dụng củ cà rốt đối với phụ nữ thực hiện đầy đủ vai trò của người phụ nữ truyền thống. Về bề ngoài, nó có thể xuất hiện nếu như sự cảm thông về giới được tán thành nhiều hơn đối với phụ nữ, song theo logic thì nó được ngầm hiểu và mặc nhiên biện minh cho cơ cấu quyền lực thống trị xã hội của nam giới.

Sự thành kiến và cảm thông cùng giúp duy trì cơ cấu vai trò trung tâm của phái nam. Từ quan điểm về giới có phần mâu thuẫn này, quan điểm của các cô dâu nhập cư ở Hàn Quốc dựa trên những ý tưởng khuôn mẫu, chẳng hạn như họ giúp giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh thấp hoặc bảo đảm nguồn nhân lực trong gia đình. Đây là lý do tại sao họ có thể được coi là có nhiều thuận lợi hơn so với lao động nhập cư hoặc những người Triều Tiên đào thoát. Vậy vì sao cảm giác này lại sâu sắc hơn trong số những người có ý nghĩ cảm thông về phân biệt giới?

Để phân tích tình hình, người trả lời được chia thành bốn nhóm để xác định (người Triều Tiên đào thoát, nữ di cư kết hôn, người dân tộc Hàn từ Trung Quốc và những người khác). Việc chia nhóm dựa trên mức độ của sự thành kiến và cảm thông về giới. Nhóm đầu tiên có sự thành kiến và cảm thông đều thấp, trong khi đó nhóm thứ hai có sự thành kiến cao và sự cảm thông thấp. Nhóm thứ ba có sự thành kiến thấp và sự cảm thông cao, trong khi đó, nhóm thứ tư có sự thành kiến và cảm thông đều cao.

Các kết quả như đã thấy, người trả lời trong nhóm có thành kiến cao và cảm thông thấp có liên quan tới cô dâu nhập cư thấp nhất, trong khi đó, những người có thành kiến thấp và cảm thông cao thể hiện ở mức cao nhất đạt 7,20 điểm. Nhóm có thành kiến và cảm thông đều thấp thì người trả lời có ý thức cao nhất về bình đẳng giới, là nhóm cao thứ hai đạt 6,89 điểm. Điểm mấu chốt ở đây là những người có thành kiến thấp và sự cảm thông cao cảm nhận tích cực nhất đối với người nhập cư kết hôn.

Những kỳ vọng cho sự hòa nhập văn hoá của người nhập cư và tiếp nhận đa văn hoá trong nhóm có thành kiến và cảm thông về giới. Điều này liệu có chỉ ra rằng, những người trả lời với sự thành kiến thấp và cảm thông cao cũng sẽ dễ tiếp nhận hơn đối với chủ nghĩa đa văn hoá trong ý nghĩa thực sự của thuật ngữ này mà không có bất kỳ mong đợi hay đòi hỏi nào về nữ nhập cư chấp nhận văn hoá và phong tục của gia đình nhà chồng.

 

 

Để trả lời vấn đề này, thái độ của người trả lời ở mỗi nhóm đối với nhiều câu hỏi có liên quan được ghi trên thang điểm từ 1-6. Thêm vào đó, đối với vấn đề đa văn hoá, họ mong muốn có bao nhiêu người nhập cư hòa nhập vào nền văn hoá và phong tục Hàn Quốc, họ dự đoán có bao nhiêu phụ nữ di cư kết hôn theo phong tục của gia đình chồng, bao nhiêu người nói tiếng Hàn trôi chảy?

Những người trong nhóm có cả thành kiến và cảm thông thấp có sự tiếp nhận đa văn hoá nhất, trong khi đó, những người trong nhóm có thành kiến thấp và cảm thông cao cảm nhận tích cực nhất đối với nữ di cư kết hôn có sự tiếp nhận tiếp theo.

Người trả lời trong nhóm thành kiến thấp và cảm thông cao đã chỉ ra mức độ tiếp nhận và cảm nhận tích cực tương đối cao, song cũng ấp ủ nhiều kỳ vọng cho nữ nhập cư theo phong tục của gia đình chồng và con cái của họ là những người nói thông thạo tiếng Hàn. Niềm tự hào của họ về sự đồng nhất chủng tộc (thực sự là một khái niệm xung đột với sự tiếp nhận đa văn hóa) điều này cũng cho thấy thái độ và cảm xúc của họ đối với chũ nghĩa đa văn hoá và nữ di cư kết hôn. Điều đó cho thấy, những người trả lời với sự cảm thông cao cho thấy cần xem xét và hỗ trợ nhiều hơn cho những phụ nữ này miễn là họ chấp nhận văn hoá và giá trị gia đình truyền thống Hàn Quốc.

Người lược dịch: Trần Thị Duyên

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

 

Nguồn: http://www.koreafocus.or.kr/design3/essays/view.asp?volume_id=128&content_id=104285&category=G


Scroll To Top