Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


SỰ TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA ĐA VĂN HOÁ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (phần 1)

Đăng ngày:

I. Lời mở đầu

Một phụ nữ trẻ ở Suwon bị giết tàn bạo bởi một người đàn ông Hàn Quốc gốc Trung Quốc tên là Oh Won-chun và cuộc bầu cử của người nhập cư Philipine Lee Jasmine như một nhà lập pháp của Đảng cầm quyền Saenuri theo tỷ lệ tương ứng nằm trong số những sự kiện gây nhiều tranh cãi gần đây đã làm chấn động xã hội của chúng ta. Hai trường hợp này có thể xuất hiện hoàn toàn khác nhau nhưng chúng cùng chia sẻ một chủ đề chung là làn sóng người nhập cư và chủ nghĩa đa văn hóa trong xã hội Hàn Quốc gần đây.

Quan điểm của các nhà lãnh đạo từ tất cả các đảng phái, các nhà hoạch định chính sách, các học giả và giới truyền thông đã quan tâm xoay quanh hai sự kiện này được xem như một bước lùi lớn đối với chính sách đa văn hoá của chính phủ.

Số lượng phụ nữ nước ngoài kết hôn với người Hàn Quốc đã bắt đầu tăng lên đáng kể trong suốt 10 năm qua và giúp hình thành nên cơ sở chính sách đa văn hoá của đất nước. Bởi họ sống ở đây và sinh ra những đứa trẻ với nửa dòng máu người Hàn, họ điều chỉnh và thích ứng với Hàn Quốc thế nào là những vấn đề đốt cháy cuộc thảo luận xã hội có ý nghĩa về chủ nghĩa đa văn hóa tại Hàn Quốc. Nhưng bây giờ, chúng ta nên tự hỏi mình vì sao công chúng phản ứng rất tiêu cực đối với người nhập cư trở thành chính trị gia cho dù có nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ sự quá độ của những phụ nữ này.

Nghiên cứu này nhằm chỉ ra từ một nghiên cứu gần đây về sự tiếp nhận của công chúng đối với chủ nghĩa đa văn hoá trong một nỗ lực tìm hiểu thái độ của người Hàn Quốc đối với chủ nghĩa đa văn hoá trong giai đoạn quá độ sang một xã hội đa sắc tộc, chủ yếu dẫn đầu bởi nữ nhập cư kết hôn, một hiện tượng được đặt tên là "nữ hóa di cư”. Nghiên cứu này cũng đề cập tới sự nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số nước ngoài của xã hội Hàn Quốc như đã tiết lộ trong cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề phụ nữ nhập cư đầu tiên ở phòng bầu cử.

Phần mở đầu của bài viết "Nghiên cứu về sự tiếp nhận chủ nghĩa đa văn hóa của công chúng" (Bộ Bình đẳng giới và Gia đình, 2011), được thực hiện bằng cách sử dụng bản tóm tắt chủ nghĩa đa văn hóa Hàn Quốc (KMCI) được phát triển bởi Ủy ban Tổng thống về sự gắn kết xã hội trong năm 2010-2011. Tiếp theo, tìm hiểu sự tiếp nhận chủ nghĩa đa văn hóa từ góc độ giới, bài viết phân tích tài liệu nghiên cứu được sử dụng trong sự phát triển của KMCI. Dựa vào dữ liệu này, bài viết xem xét mối quan hệ giữa sự phân biệt đối xử giới, sự tiếp nhận chủ nghĩa đa văn hóa và khoảng cách xã hội được cảm nhận đối với phụ nữ nhập cư kết hôn.

II. Chính sách nâng cao sự tiếp nhận chủ nghĩa đa văn hóa

Từ rất sớm, các nhà nghiên cứu học thuật và chính sách đã cảnh báo về sự gia tăng của tội phạm nhằm vào những người nhập cư và khả năng thành kiến công khai đối với công chức gốc nước ngoài. Họ kêu gọi các biện pháp chính sách đáp ứng có hiệu quả với các tình huống như vậy để ngăn chặn sự bài ngoại tập thể.

Một trụ cột của chính sách đa văn hóa là để bảo vệ quyền lợi của tất cả những người nhập cư, họ là những cô dâu nhập cư, người lao động, tộc người Triều Tiên hay con em của họ và cung cấp các chính sách cần thiết, hỗ trợ pháp lý và thể chế để giúp họ tái định cư và sống một cuộc sống ổn định tại Hàn Quốc. Trụ cột nữa bao gồm giáo dục công chúng để nâng cao sự tiếp nhận những người nhập cư, xóa tan thành kiến ​​và sự phân biệt đối xử.

Cả hai trụ cột này phải được thực hiện nghiêm túc để xã hội của chúng ta trở thành một xã hội đa văn hóa thực sự, song cũng phải thừa nhận rằng, tất cả các các chính sách đa văn hóa của chính phủ đã bị thu gọn lại. Điều này rất có thể là do trên thực tế, Hàn Quốc có một lịch sử nhập cư rất ngắn với thái độ đã bắt rễ sâu đối với dòng máu chính thống và  thuần nhất. Kết quả là, người Hàn Quốc có xu hướng nghĩ rằng, những người nhập cư phải tự hòa mình vào xã hội Hàn Quốc.

Ngay cả chính phủ cũng chia sẻ nhận thức như vậy, điều này lý giải sự thiếu chính sách cải tiến các quan điểm hẹp hòi và thái độ tiêu cực của chính người Hàn Quốc đối với người nhập cư. Cũng không có biện pháp để đánh giá chính xác sự am hiểu người nhập cư của người Hàn Quốc và mức độ tiếp nhận đa văn hóa. Đây là lý do tại sao mà cực kỳ khó khăn để đưa ra các chính sách loại bỏ thái độ tiêu cực đối với những người nhập cư và truyền bá nhận thức tích cực.

III. Nữ hóa di cư và sự tiếp nhận đa văn hóa

Theo Bộ Hành chính và An ninh, năm 2011, số lượng người nhập cư nước ngoài ở Hàn Quốc đạt 1,27 triệu người, chiếm 2,5% cư dân đã đăng ký. Số người nhập cư đã tăng 2,4 lần trong 5 năm qua, từ 530.000 người được tính vào năm 2006. Trong thời gian đó, phụ nữ di cư đã tăng lên với một tốc độ nhanh hơn nhiều so với nam giới, tăng 2,7 lần so với 2,1 lần dành cho nam. Đặc biệt, số lượng những người di cư kết hôn bao gồm cả người di cư được nhập quốc tịch đạt 188.000 người, chiếm 15% của toàn bộ cộng đồng người nhập cư ở nước này. Con số này đã tăng 3,4 lần trong 5 năm qua từ 55.000 người vào năm 2006. Số liệu thống kê này như một bằng chứng về sự di cư của nữ giới.

Trong năm 2008, Ủy ban về chính sách nhập cư đã xác định Hàn Quốc giống như “một xã hội mà ở đó sự đa dạng về văn hoá và sắc tộc được thể hiện theo những cách có ý nghĩa”. Tuy nhiên, công chúng Hàn Quốc có xu hướng tránh xa những người nhập cư, ưa chuộng tính đồng nhất văn hoá và chủ nghĩa dân tộc. Trên bề nổi, nó có thể xuất hiện nếu như họ tiếp nhận những người nhập cư, song họ vẫn chưa đạt được một thái độ thực sự phù hợp. Hơn nữa, sự nhận thức về những người nhập cư của người Hàn Quốc cho thấy đã gắn kết mạnh mẽ với bảng xếp hạng phân biệt đối xử về mức độ phát triển kinh tế và vốn văn hóa của nước bản địa của người nhập cư. Điều này có nghĩa là người nhập cư từ các nước tiên tiến như Mỹ và Nhật Bản được công nhận địa vị xã hội và đối xử khác biệt hơn so với những người từ Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác.

Hầu như tất cả các nghiên cứu về nhận thức hoặc thái độ đối với dân nhập cư của người Hàn Quốc đã cho thấy đều dựa trên bảng xếp hạng như vậy, người Hàn có xu hướng quan tâm nhiều hơn vào những người từ các nước tiên tiến, trong khi đó, có thái độ thiển cận hay tiêu cực đối với những người từ các nước đang phát triển. Kết quả này đặt ra nhiều mối quan tâm cho rằng nhân khẩu học đa văn hóa ở Hàn Quốc bị chi phối bởi những người nhập cư từ các nước đang phát triển, chủ yếu là khu vực Đông Nam Á.

Trong những trường hợp này, KMCI được phát triển vào năm 2010-2011 như một công cụ để đo lường người Hàn Quốc chấp nhận gia tăng số người nhập cư nước ngoài, nhận thức, thái độ, hành vi của họ đối với người nhập cư nước ngoài thế nào. Đồng thời, KMCI dự tính vạch ra định hướng chính sách để giúp giảm bớt những thành kiến ​​và thái độ phân biệt đối xử có thể có của người Hàn đối với người nhập cư.

Xem xét kết quả của nghiên cứu trước đây và mức độ hiện tại của sự tiếp nhận chủ nghĩa đa văn hóa trong xã hội Hàn Quốc, KMCI có phạm trù: đa dạng, tương tác và phổ biến. Đa dạng được đo dựa vào ba yếu tố: "sự cởi mở văn hóa", "bản sắc dân tộc", "khuôn mẫu và sự phân biệt đối xử"; tương tác dựa vào ba yếu tố: "mong muốn đồng hóa đơn phương", "cảm giác bị từ chối và né tránh", và “sẵn sàng tham gia trao đổi lẫn nhau"; phổ biến dựa trên hai yếu tố: "tiêu chuẩn kép" và "sẵn sàng hoạt động như một công dân toàn cầu". Đặc biệt, tính phổ biến được thiết kế để đánh giá mức độ nhận thức đa văn hóa của người Hàn Quốc hoặc độ nghiêng của họ để thực hành quy tắc đạo đức vượt ra ngoài rào cản và định kiến ​​khác nhau dựa vào mức độ phát triển kinh tế hoặc giá trị văn hóa. Vì thế dữ liệu gồm có 3 phạm trù và 8 nhân tố được kiểm định tính hợp lệ có độ tin cậy cao theo hệ số Cronbach alpha được thực hiện trên 2.500 người trả lời.

 

 

Người lược dịch: Trần Thị Duyên

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

 

Nguồn: http://www.koreafocus.or.kr/design3/essays/view.asp?volume_id=128&content_id=104285&category=G


Scroll To Top