Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


PHÂN TÍCH CỦA BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI VỀ HALLYU

Đăng ngày:

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, văn hóa Hàn Quốc đã được chào đón ở khắp các quốc gia trên thế giới. Thêm nữa, danh từ “ Hallyu” hay  làn sóng Hàn Quốc, trào lưu văn hóa và giải trí Hàn Quốc đang được hưởng ứng ngày càng tăng và lưu hành trên toàn thế giới, vượt ra ngoài khu vực Châu Á.

Cũng theo xu hướng này, truyền thông nước ngoài cũng ngày càng chú ý nhiều hơn đến văn hóa và xã hội Hàn Quốc, có nhiều hơn những phân tích chuyên sâu về văn hóa nhạc pop Hàn Quốc và nguyên nhân khiến nó ngày một lan rộng hơn.

Trường hợp điển hình gần đây là ấn bản ngày mùng 10 tháng 1 của một bài báo trong Tạp chí kinh tế HongKong đã phân tích hàng loạt các lý do đằng sau ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Hallyu, trào lưu đã khiến mọi người trên khắp thế giới cuồng nhiệt với phim ảnh và âm nhạc Hàn Quốc. Phân tích chỉ ra rằng một trong những yếu tố đặc trưng mạnh nhất của các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc là tập trung vào việc tạo ra những điểm độc đáo.

Tờ báo Hong Kong cũng đưa tin về sự thành công của bộ phim truyền hình Hàn Quốc Daejanggeum được trình chiếu ở Hong Kong. Sự thành công này có thể một phần là do sự hấp dẫn của các nhân vật, cả chính và phụ và sự phát triển của họ trong suốt các tập phim. Tương tự, một cảnh trong bản hit video ca nhạc của nhóm PSY, “ Gangnam Style” có đoạn ca sĩ PSY nhảy cùng một bạn diễn trong trang phục nổi bật ngay trước chiếc xe thể thao màu đỏ cũng được đánh giá là đã tạo ấn tượng đáng nhớ.

Tờ nhật báo cũng đánh giá, bí quyết thành công thứ hai của Hallyu là chính sách văn hóa ban hành đầu tiên bởi Thủ tướng Hàn Quốc trong vài thập kỷ qua. Việc đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp văn hóa trong những năm 1990 và việc định hướng các kế hoạch liên quan đến văn hóa nhằm tập trung nhiều hơn vào việc sáng tác nội dung. Chính phủ Hàn Quốc đã bị thuyết phục rằng sự phát triển của công nghiệp văn hóa có thể làm giàu cho nền kinh tế trong nước.

Những nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa cũng được tờ báo bán chạy nhất của Singapo cập đến. Trong ấn bản ngày 14 tháng 1 của tờ The Straits Times, với tựa đề “ Xây dựng thương hiệu Hàn Quốc: Một điều phức tạp (It’s K-omplicated)” đã cho rằng, vào năm 1999 chính phủ Hàn Quốc đã cung cấp một khoản hỗ trợ tài chính lên tới 148,5 triệu USD. Điều này đóng vai trò quyết định trong việc truyền bá phim truyền hình Hàn Quốc ra khắp khu vực Đông Á vào cuối những năm 1990 và duy trì sự nổi tiếng của mình với các sản phẩm văn hóa đa dạng bao gồm phim ảnh, âm nhạc, ẩm thực và ngôn ngữ.

Cũng trên trang này, tờ Straits Times đã đăng bài với tựa đề “Phản ứng  lạnh làm Nhật Bản nguội đi” đã đưa ra một dạng đối đầu mới trong sức mạnh mềm và các sản phẩm văn hóa giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong khi có ý kiến cho rằng “ Hiện tại Nhật Bản sắp tung ra một chiêu bài xây dựng thương hiệu tương tự. Điều này khiến” Nhật Bản lạnh” có thể sẽ thay thế Hallyu ở khu vực Châu Á”. Trái lại, tờ Straits Times chỉ ra rằng, ngân sách năm 2011 của Nhật Bản dành cho việc thúc đẩy văn hóa là rất ít, chỉ bằng một nửa so với Hàn Quốc.

Theo tờ báo của Singapo,Hàn Quốc đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào việc thúc đẩy quảng bá hình ảnh quốc gia. Các phóng viên nước ngoài tại Seoul thường xuyên bị đầy hòm thư điện tử trong suốt những ngày cuối năm do họ nhận được vô khối thiệp, thư mời và lịch được chính phủ Hàn Quốc mời gọi.

Thêm vào đó, số lượng các tổ chức, bao gồm Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (MCST), Tổ chức Du lịch Hàn Quốc (KTO), Cơ quan xúc tiến đầu tư thương mại Hàn Quốc (KOTRA) và Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) đã đầu tư ngân sách cho chương trình xúc tiến và hướng tới việc thúc đẩy hình ảnh quốc gia trong một loạt các lĩnh vực từ K – pop đến ẩm thực Hàn Quốc.

Tuy nhiên, liên quan đến sự đa dạng của Hàn Quốc, theo tờ báo, những người Hàn Quốc và người nước ngoài làm việc trong lĩnh vực quáng bá cho rằng: “Việc chắt lọc những tinh hoa của một quốc gia cho người nước ngoài không phải là một nhiệm vụ dễ dàng”

Ấn bản ngày 29 tháng 12 của tờ nhật báo La Presse xuất bản tại Quebec, Canada cho rằng, năm 2012 là năm của K-pop. Tờ báo tiếng Pháp cũng dự báo một tin lạc quan rằng trong vòng một vài năm tới, sự xuất hiện của các nghệ sĩ Châu Á sẽ thường xuyên hơn trên các sân khấu thế giới. Trên tờ Người Canada cũng cho rằng, cảm hứng từ PSY đã tạo thành trào lưu cùng với bản video ca nhạc thành công vang dội “Gangnam Style.”.

Dịch vụ thông tin và văn hóa Hàn Quốc (KOCIS) theo MCST xác nhận về xu hướng mới nhất của Hàn Quốc trong vòng 5 năm qua rằng, hiện nay có đến hơn 10 lần báo cáo về văn hóa và xã hội Hàn Quốc, bao gồm Hallyu, trong khi độ phủ sóng của  nền kinh tế Hàn Quốc và Hàn Quốc cũng giảm một cách tương đối. KOCIS cũng thêm rằng, sau cuộc trình diễn K-pop tại Paris năm 2011, số lượng các chủ đề được tìm kiếm trong các chính sách văn hóa và quảng cáo của Hàn Quốc ngày càng tăng.

 

Nguồn: http://www.korea.net/NewsFocus/Culture/view?articleId=104997

 

Lược dịch: Ngọc Anh


Scroll To Top