Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CƠ HỘI CHUYỂN TỪ XUNG ĐỘT SANG HỢP TÁC

Đăng ngày:

Ban Thư ký về Hợp tác ba bên mở ra tại Seoul dưới ngọn cờ hòa bình và thịnh vượng ở Đông Bắc Á đã được gần một năm, nhưng, thật không may, mối quan hệ song phương giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, giữa Trung Quốc và Nhật Bản hiện đang ở mức tồi tệ nhất từ khi các quốc gia này bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Cả ba nước này đã nhanh chóng thay đổi tình trạng và sức mạnh quốc gia. Một nước thì đang nổi lên nhanh chóng như một thành viên của nhóm G2, trong khi đang tạo ra thách thức đối với trật tự thế giới; một nước thì cảm thấy vị trí thống trị của mình bị đe dọa bởi vị hàng xóm đó, nước thứ ba, một cường quốc mới nổi lên, đang tiếp tục thúc đẩy uy tín toàn cầu của mình.

Trong các mối quan hệ song phương, các mối hiềm khích to lớn có thể bùng phát giữa các quốc gia khi mà những sự thay đổi đó xảy ra và các mâu thuẫn phát sinh có thể bùng phát thành phản ứng dân tộc. A.F.K. Organski (1923-1998), một giáo sư chính trị quốc tế nổi tiếng đã từng nói rằng, trong những trường hợp như vậy, khả năng xảy ra các cuộc xung đột hoặc chiến tranh là rất cao.

May mắn thay, trong thập kỷ qua, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đã xây dựng mối quan hệ ba bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Các hội nghị Bộ trưởng trong 18 lĩnh vực, ngoài hai hội nghị thượng đỉnh còn bao gồm các cuộc họp Bộ trưởng ngoại giao hàng năm nữa.

Mười trong số các hội nghị ba bên liên quan đến các vấn đề về kinh tế: thương mại, tài chính, dịch vụ hậu cần, thông tin và truyền thông, thuế hải quan, bằng sáng chế, khoa học và công nghệ, nông nghiệp và nguồn nước. Các quốc gia cũng đang hợp tác trong 100 lĩnh vực, chẳng hạn như các hiệp định thương mại tự do, môi trường, năng lượng và hàng không. Sự hợp tác này không có trong liên minh Hàn Quốc-Mỹ hay liên kết ba bên Hàn Quốc-Mỹ-Nhật bản.

Ban Thư ký về Hợp tác ba bên được thành lập bởi ba nước vào tháng 9 năm ngoái, là một cơ quan thường trực đóng một vai trò then chốt trong mọi diễn đàn ba bên, bao gồm các hội nghị thượng đỉnh, các cuộc đàm phán thương mại và các cuộc họp về quan hệ đối ngoại.

Gần đây, tác giả đã tới thăm Washington, D.C để trao đổi quan điểm về tình hình ở Đông Bắc Á với những người có liên quan tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Viện Brookings và Quỹ Di sản. Tất cả đều bày tỏ sự đồng tình với việc Đông Bắc Á chuyển hướng sang hợp tác và hội nhập, bao gồm cả ban Thư ký Hợp tác Ba bên. Họ quan tâm về việc Seoul, Bắc Kinh và Tokyo đang tăng cường mạng lưới hợp tác của mình. Nói cách khác, Mỹ đang chú ý đến cơ chế hợp tác ba bên như một thực thể quan trọng.

Bây giờ đã đến lúc cả ba nước nên vận hành cơ chế này. Họ nên đến với nhau để cùng thảo luận về việc làm thế nào để giải quyết các tranh chấp song phương đã có từ lâu về lãnh thổ và các vấn đề lịch sử.

Pháp và Đức, hai thành viên chủ chốt của EU đã đạt được một sự hòa giải mang tính lịch sử trong một cuộc họp giữa Tổng thống Pháp Charles de Gaulle và Thủ tướng Tây Đức Konrad Adenauer vào tháng 7 năm 1962, mặc dù họ là kẻ thù của nhau trong hơn hai thế kỷ.

Hàn Quốc sẽ đảm nhận vai trò là chủ tịch của hội nghị thượng đỉnh vào năm sau. Vị trí địa chính trị của quốc qua này là một điều lí tưởng cho các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, vốn dĩ đã có mối thù truyền thống. Hàn Quốc có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hòa giải và mở ra một kỷ nguyên mới. Ba quốc gia Đông Bắc Á không chỉ là một nhóm khu vực nữa mà là một tiêu điểm của quốc tế.

Họ cho rằng, khủng hoảng là một cơ hội. Đây là lí do mà Seoul, Bắc Kinh và Tokyo có thể chuyển các cuộc xung đột hiện tại thành một cơ hội để mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự hợp tác.

Lê Minh Đông – Trung tâm Bắc Á - Viện NC Đông Bắc Á

Nguồn:http://www.koreafocus.or.kr/design3/Politics/view.asp?volume_id=129&category=A&content_id=104305


Scroll To Top