Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


NỖI LO GIẢM PHÁT TRONG NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Khi chỉ số giá tiêu dùng được thông báo tăng 1,5% trong tháng trước thì thị trường được kỳ vọng chào đón thông tin này như một dấu hiệu về sự ổn định giá cả. Song, phản ứng trước thông tin này là sự thờ ơ và hoài nghi, thậm chí đã bày tỏ lo ngại về sự giảm phát.

Những lo ngại về lạm phát đã lan rộng cách đây không lâu. Tuy nhiên, sự lo ngại về giảm phát không phải là vô căn cứ. Giảm phát bao gồm một sự giảm dần chi phí của hàng hoá và dịch vụ. Nó thường đi kèm với gia tăng thất nghiệp, giảm sản xuất và đầu tư bị hạn chế. Nền kinh tế toàn cầu đã bị mắc kẹt trong tăng trưởng thấp trong vài năm qua và rất khó để dự đoán khi nào suy thoái sẽ kết thúc. Các nước tiên tiến đã tích cực in tiền nhưng vẫn đang phải gánh chịu từ sự thiếu nhu cầu, thay vì lo lắng về lạm phát. Sự phục hồi kinh tế của họ dường như vẫn còn xa vời. Nếu không có sự tăng đột biến về giá dầu và giá ngũ cốc quốc tế thì giảm phát có lẽ sẽ xẩy ra.

Kể từ khi xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp 3%. Điều này rất khó để hy vọng tình hình này sớm cải thiện. Tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm mạnh trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Thị trường nội địa của nước này cũng cho thấy rất ít dấu hiệu phục hồi do tiêu thụ và đầu tư chậm chạp. Khá là tự nhiên khi người ta cho rằng giá tiêu dùng đang tăng với tốc độ chậm. Mặt khác, nỗi lo giảm phát dường như lại bị thổi phồng. Về cơ bản, thủ phạm chính là sự sụt giảm gần đây của giá nhà đất. Nền kinh tế Hàn Quốc nên rút ra bài học từ kinh nghiệm của Nhật Bản. Nếu người Nhật đã nghiên cứu cẩn thận thì Hàn Quốc sẽ dễ dàng nhận ra những gì nên thực hiện.

Thứ nhất, chính phủ nên ưu tiên biện pháp ngăn chặn vòng luẩn quẩn của giảm giá bất động sản và nợ hộ gia đình. Khối lượng các khoản nợ xấu và tài sản sẽ chỉ tăng hơn nữa nếu quá trình hoạch định bị trì hoãn. Tình hình đang trở nên tồi tệ hơn tại Hàn Quốc, như đã thấy trong sản xuất hàng loạt của "hộ gia đình nghèo", đề cập đến những người mua nhà quá đắt so với ngân sách của họ. Chính phủ phải đề ra những biện pháp để giải quyết các khoản nợ hộ gia đình đang tăng lên và ngăn chăn sự sụp đổ thị trường bất động sản thực.

Thứ hai, ngân khố đầu vào đã dự kiến để giúp thúc đẩy nhu cầu nên được thực hiện hiệu quả hơn. Tài chính nhà nước nên được sử dụng để thúc đẩy tái cơ cấu và xử lý các tài sản và khoản nợ xấu, thay vì hướng tới một sự gia tăng  nhu cầu tạm thời. Để tạo ra nhu cầu bền vững thì những dự án và sự kiện chỉ diễn ra một lần được chính phủ tài trợ không phải là câu trả lời. Điều cần thiết là  thúc đẩy sự lành mạnh của nền kinh tế trong dài hạn.

Thứ ba, chính phủ nên thận trọng về sự đánh giá những gì Hàn Quốc đã đạt được như một biện pháp để hồi sinh nhu cầu trong nước. Hàn Quốc nên nhìn lại trường hợp của Nhật Bản: tăng cường sức mạnh của đồng yên đã làm giảm xuất khẩu và giảm phát tăng tốc thay vì nâng tiêu dùng nội địa. Cũng như sự thúc đẩy nhu cầu trong nước được quan tâm thì chính phủ nên áp dụng những chiến thuật đơn giản. Ví dụ,  có thể tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn bằng cách nâng cao các ngành công nghiệp dịch vụ đã lạc hậu. Đó luôn là một nhiệm vụ rất khó khăn để thoát khỏi các rủi ro kinh tế tiềm ẩn.

Trần Thị Duyên

Nguồn: http://www.koreafocus.or.kr/design3/economy/view.asp?volume_id=127&content_id=104223&category=B

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Scroll To Top