Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


KẾ HOẠCH 5 NĂM DÂN CHỦ HÓA NỀN KINH TẾ

Đăng ngày:

“Dân chủ hóa kinh tế”, một khái niệm về phân phối đồng đều những thành quả của tăng trưởng kinh tế giữa các các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và người tiêu dùng là một chủ đề nóng giữa các đảng phái chính trị với giới kinh doanh trước ngày bầu cử tổng thống 19 tháng 12.

Trong cuốn sách "Tư tưởng Ahn Cheol-soo" của mình, vị doanh nhân trở thành giáo sư Ahn Cheol-soo, người được coi là một niềm hy vọng trở thành tổng thống đã cáo buộc các tập đoàn đang làm suy yếu dần Hàn Quốc bằng việc đối xử với doanh nghiệp vừa và nhỏ giống như động vật sở thú. Ứng cử viên tổng thống của đảng cầm quyền, Park Geun-hye, đã tuyên bố sẽ tạo dân chủ hóa nền kinh tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của mình nếu được bầu và phe đối lập cũng đưa ra cam kết tương tự.

Phản ứng của cộng đồng doanh nghiệp đối với nước cờ chính trị này là thô bạo. Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc đã gọi khái niệm dân chủ hóa kinh tế là mơ hồ, khó nắm bắt và không có bất kỳ phản ứng có giá trị nào.

Trong hoàn cảnh đó, bất kỳ phát biểu và hành động nào chống lại chiến dịch dân chủ hóa kinh tế dường như cho thấy một cách gián tiếp rằng, sức mạnh chính trị chỉ là tạm thời, còn sức mạnh của đồng tiền là mãi mãi. Vào ngày 16 tháng 8, Chủ tịch Tập đoàn Hanwha bị kết án bốn năm tù về tội tham nhũng và vi phạm lòng tin, tòa án Seoul lưu ý rằng, các ông chủ tập đoàn được đánh giá bằng việc quản lý giống như “vị Chúa” và “đối tượng của lòng trung thành vô điều kiện”.

Những người phản đối cải cách tập đoàn nhấn mạnh rằng, cuộc đua dân chủ hóa kinh tế nên được dừng lại, mặc dù có thể dự đoán những tác động tích cực của nó, nhưng do sự tăng trưởng kinh tế của đất nước này đang chậm lại. Trước đây, những yêu cầu như vậy đã được thuyết phục phần nào. Tuy nhiên, ngày nay, những tác động nhỏ giọt từ các tập đoàn lớn hầu như không được rõ ràng và thất nghiệp tăng tiếp tục tồn tại. Nếu dân chủ hóa kinh tế bị dừng lại thì sự phân cực xã hội sẽ chỉ xấu hơn. Chúng ta có thể đạt được kết quả mong muốn chỉ khi chúng ta xem xét một cách cẩn thận nhiệm vụ cải cách một cách bình tĩnh và thực hiện chúng một cách ổn định.

Sự thay đổi triệt để là có hại cho nền kinh tế. Tỷ lệ nợ vốn dưới 200% được khuyến cáo cho các công ty kinh doanh. Song điều đó là không thể đối với một công ty có tỷ lệ nợ vốn hơn 1.000% để giảm tải gánh nặng nợ nần của mình thành mức độ tối ưu trong một khoảng thời gian ngắn. Trừ khi điều chỉnh chi phí xuống mức tối thiểu, đó là khó khăn để đạt được mục tiêu mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Các chính trị gia đang kêu gọi các tập đoàn loại bỏ các khoản đầu tư vốn xoay vòng của họ. Cộng đồng doanh nghiệp đã phản đối và nhấn mạnh rằng sự kêu gọi này cho việc cải cách cuối cùng sẽ dẫn đến việc tháo dỡ các tập đoàn. Vấn đề đó là làn sóng quyền biểu quyết lập sẵn sẽ tiếp tục tăng nếu cơ cấu quản trị doanh nghiệp trở thành đường thẳng đứng ở sự thiếu vắng của đầu tư xoay vòng. Nguồn vốn ảo luôn tồn tại chỉ cần chi nhánh tập đoàn cam kết đầu tư vốn qua đơn vị. Vấn đề này không đơn giản như các chính trị gia nghĩ.

Mở đầu sự phân chia giữa vốn tài chính và công nghiệp đối với lĩnh vực phi ngân hàng đã nổi lên như một vấn đề chính trị khó giải quyết. Hiện nay, quyền bá chủ tài chính thuộc về thị trường vốn, chứ không phải là ngân hàng. Dường như thị trường vốn đang dẫn đầu trong việc cải cách ngành công nghiệp tài chính, với các ngân hàng tiếp bước chân của mình. Đó là lý do tại sao sự phân chia giữa nguồn vốn tài chính và công nghiệp nên được mở rộng, bao gồm cả ngành bảo hiểm, ủy thác đầu tư và các công ty môi giới cũng như các ngân hàng.

Những người không đồng tình thì cho rằng không có tiền lệ ở nước ngoài. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước tiên tiến, các cổ đông lớn nhất không cố tận dụng lợi thế cá nhân đồng tiền của khách hàng. Sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng ngân hàng tiết kiệm đã minh chứng mức độ giám sát trong ngành ngân hàng của Hàn Quốc. Sự phân chia giữa vốn tài chính và vốn công nghiệp cũng nên được áp dụng cho lĩnh vực phi ngân hàng.

Những thập kỷ trước đây, Hàn Quốc đã vượt qua đói nghèo thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm. Tương tự như vậy, dân chủ hóa kinh tế cần phải được thực hiện dần dần thông qua một kế hoạch 5 năm. Tổng thống tiếp theo sẽ được bầu trong cuộc thăm dò vào ngày 19 tháng 12 nên trình bày một kế hoạch chi tiết cho cải cách tập đoàn được thực hiện trong suốt giai đoạn nhiệm kỳ 5 năm của mình. Bất cứ lời cam kết thúc đẩy biện pháp chính sách nào hơi quá thì đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy sẽ không có gì được thực hiện.

Giới chính trị nên hiểu đúng cái gọi là hội chứng Ahn Cheol-soo. Cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro không thể chấm dứt trong tương lai gần. Bất cứ ai trở thành vị tổng thống kế tiếp có thể thấy khó khăn đối với việc khôi phục nền kinh tế.

Các mô hình quản lý kinh tế nên được thay đổi để phục hồi nền kinh tế, đó là mô hình chuyển đổi từ một nền kinh tế dẫn đầu bởi các tập đoàn lớn theo định hướng xuất khẩu sang một nền kinh tế thân thiện với việc làm tập trung vào nhu cầu trong nước và các ngành công nghiệp dịch vụ. Bước đầu tiên hướng tới chuyển đổi mô hình này là dân chủ hóa kinh tế. Một Tổng thống có thể phát huy vai trò lãnh đạo ở giai đoạn này sẽ có khả năng giải quyết các vấn đề còn tồn tại như thất nghiệp, nợ hộ gia đình và sự sụt giảm giá bất động sản, đưa đất nước tới một bước nhảy vọt. Hiện nay, quyết định này đang được chuyển dần sang cho người dân.

Hồng Duyên

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Nguồn: http://www.koreafocus.or.kr/design3/economy/view.asp?volume_id=127&content_id=104222&category=B

 


Scroll To Top