Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC CẦN GÌ Ở NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG SẮP TỚI?

Đăng ngày:

Đánh giá xếp hạng công ty của Moody mới đây đã nâng xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc từ A1 lên AA3 đã chứng tỏ sự thừa nhận tiềm năng của nền kinh tế năng động này. Xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc đã bị đánh giảm từ A1 xuống Ba1 hay tương tự như tình trạng trái phiếu rác (rủi ro cao) trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nhưng chỉ 15 năm sau đó, nền kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi lên mức tín dụng hai  lần A. Thành tích này đúng là có một không hai trên thế giới. Việc nâng cấp tín dụng mới nhất này có ý nghĩa đặc biệt, bởi vì nó được đưa ra trong khi các nền kinh tế tiên tiến của thế giới, bao gồm cả Mỹ và Pháp đang bị đánh giảm xếp hạng tín dụng.

Nhưng, việc xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc được nâng lên không có nghĩa là tương lai của nó toàn là màu hồng. Năm 1996, Hàn Quốc ở trong một tâm trạng phấn khích sau khi gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, được coi là câu lạc bộ các nước giàu. Nhưng một năm sau đó (1997), Hàn Quốc đã buộc phải xin một gói cứu trợ 58 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Không thể chắc chắn được khi nào thì cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro sẽ được giải quyết và nền kinh tế Mỹ dường như đang phải đương đầu với suy thoái cùng với những dấu hiệu đáng lo ngại đối với các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ. Mỗi khi nền kinh tế toàn cầu được cải thiện hoặc xấu đi, vốn đầu tư nước ngoài nhanh chóng chảy vào hoặc thoát khỏi Hàn Quốc, khiến thị trường tiền tệ biến động bất ổn, Chính phủ phải tìm cách thúc đẩy nền kinh tế của đất nước để nó trở nên ổn định hơn khi đối mặt với những biến động đột ngột như vậy. Các bước cũng phải được thực hiện để giảm thiểu rủi ro từ con số nợ đáng lo ngại: 100 tỷ won nợ của các hộ gia đình và 39 tỷ won nợ của các công ty nhà nước (1USD = W1.134).

Với dân số già đi nhanh chóng và sự sụt giảm số người làm kinh tế, Hàn Quốc cần phải tìm cách để vượt qua mức tăng trưởng thấp và chuẩn bị để ứng phó với các tác động của chi tiêu ngân sách tăng lên do tăng vọt chi tiêu phúc lợi xã hội. Hàn Quốc cần phải kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm nhiều hơn nữa để đủ khả năng chi tiêu phúc lợi, trong khi tìm kiếm một mô hình tăng trưởng có thể thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và phục vụ hiệu quả hơn cho người nghèo và người già. Hàn Quốc cũng cần có chiến lược sáng tạo để nâng cấp cơ cấu cơ bản của nền kinh tế đang bị kẹp giữa các nền kinh tế tiên tiến của thế giới và các quốc gia mới nổi đang rượt đuổi một cách nhanh chóng.

Tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ tới cần phải có một cái nhìn sát sao đối với các nhiệm vụ kinh tế mà họ cần giải quyết.

 

Võ Hải Thanh

 

Nguồn: http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2012/08/30/2012083001339.html

Aug. 30, 2012 13:43 KST

 


Scroll To Top