Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


THỜI GIAN LÀM VIỆC TRONG NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ TỪ CUỐI NĂM 2011

Đăng ngày:

Vào ngày 7 tháng 11 năm 2011, Bộ Lao động (MOEL) đã phát hành một bản báo cáo về giờ làm thực tế của các công nhân sản xuất ô tô, sau khi tiến hành giám sát tất cả các nhà máy thuộc các công ty ô tô Hàn Quốc trong 3 tuần, từ 26 tháng 12 cho đến 14 tháng 12 năm 2011, gồm có Hãng Ô tô Hyundai (Hyundai) và Hãng Ô tô Kia (Kia). Việc thanh tra được tiến hành theo hai phần: một là, thực trạng việc vi phạm giới hạn giờ làm thêm (12 giờ/tuần) vào tháng 9 (tháng bắt đầu công tác thanh tra) và 2 tháng tiếp theo khi công suất hoạt động của các nhà máy ở mức cao nhất từ tháng 1/2011 cho đến ngày thanh tra; hai là, thực tế giờ làm việc trong ngày thường và giờ làm thêm trong ngày nghỉ theo từng nhà máy và loại công việc của mỗi tháng, từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2011. Các nhóm thanh tra (73 thanh tra viên từ các Sở lao động địa phương, nơi mỗi nhà máy đặt địa điểm) đã được lập ra để tiến hành đồng thời công tác giám sát và điều tra.

Việc thanh tra của Bộ Lao động lại một lần nữa chứng minh sự thật về vấn đề làm việc nhiều giờ mà công nhân trong các công ty sản xuất ô tô Hàn Quốc đang phải đối mặt. Hyundai, Kia, GM Hàn Quốc và Công ty ô tô Renault Samsung (RSM) đều có một chế độ làm việc luân phiên cả ngày lẫn đêm, khiến cho công nhân của họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thường xuyên phải làm thêm giờ trong ngày thường. Giờ làm thêm trong ngày thường, giờ làm thêm thực tế không tính thời gian ăn uống và thời gian nghỉ giữa giờ trong mỗi công ty ô tô không giống nhau, tối thiểu từ 3 giờ 20 phút đến tối đa là 10 giờ 50 phút. Còn với trường hợp của Công ty ô tô Ssangyong (Ssangyong) phân một ca làm ban ngày (từ 8 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều), và kéo dài thời gian làm việc nếu cần thiết.

Bên cạnh vấn đề giờ làm thêm trong ngày thường, người lao động đi làm trong những ngày nghỉ rất phổ biến: Hyundai, Kia, và GM Hàn Quốc, trung bình 1 lần/tuần; RMS 2 tuần/lần; và Ssangyong trung bình 1 lần/tuần trong một số trường hợp. Giờ làm thêm trong ngày nghỉ thay đổi tùy theo từng công ty và nhà máy của họ. Ở tất cả các nhà máy của Hyundai, Anyang và Hwasung của Kia, Bupyeong và Boryeong của GM Hàn Quốc, người lao động phải làm việc hơn 8 giờ vào ngày cuối tuần. Khi tính cả giờ làm thêm trong ngày thường với giờ làm thêm trong ngày nghỉ (1 lần/tuần), các công nhân sản xuất ô tô đang phải làm việc hơn 55 giờ trung bình mỗi tuần. Giờ làm việc trung bình của họ nhiều hơn 15 giờ so với giờ làm việc trung bình của toàn bộ lao động thường xuyên (41,7 giờ/tuần – tháng 8/2011).

Các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc có một chế độ 2 ca làm việc luân phiên ngày-đêm, trong khi các đối tác nước ngoài của họ chỉ có một chế độ làm việc 2 hoặc 3 ca mỗi ngày. Vì vậy, giờ làm việc hàng năm của các công ty nước ngoài nằm trong phạm vi từ 1.500 đến 1.600 giờ, ít hơn khoảng 800 giờ so với 2.400 giờ/năm hoặc tương đương của các công ty Hàn Quốc.

Tất cả các công ty được thanh tra cho thấy đều vi phạm về giới hạn giờ làm thêm (12 giờ/tuần) thuộc bộ luật về các tiêu chuẩn lao động. Sự khác nhau về mức độ vi phạm tùy thuộc vào nhà máy và loại công việc, nhưng nhìn chung, việc vi phạm thường được phát hiện trong công việc chế tạo động cơ, bộ truyền lực (hộp số), hệ thống động lực nhiều hơn so với công việc hoàn thiện lắp ráp ô tô. Các công ty thường xuyên vi phạm nhất, cụ thể là các nhà máy Jeonju và Ulsan của Hyundai, Hwasung của Kia, và Bupyeong của GM Hàn Quốc.

 

Giờ làm việc của các nhà sản xuất và chế tạo ô tô Hàn Quốc

*Giờ làm việc và giờ làm thêm hàng tuần theo công ty

Phân loại

Hyundai

Kia (hoàn thiện lắp ráp ô tô)

GM Hàn Quốc

RSM

Giờ làm việc

Ca ngày

8:00~18:50

8:30~19:30

08:00~19:00

07:00~17:00

Ca đêm

21:00~8:00

20:30~07:30

19:00~06:00

17:00~04:10

Giờ làm thêm

Ca ngày

4 giờ 40 phút

7 giờ 5 phút

8 giờ 20phút

3 giờ 20 phút

Ca đêm

6 giờ 15 phút

6 giờ 15 phút

8 giờ 20 phút

8 giờ 20 phút

Ca ngày 08:30~20:00 (Giờ làm thêm một tuần: 10 giờ 50 phút) / Ca đêm (20:30~08:30 (10 giờ)

 

Ca làm việc và thời gian làm việc hàng năm

của một số hãng đối tác ô tô nước ngoài

Quốc gia

Công ty

(nhà máy)

Loại ca

Số giờ làm thực tế hàng năm

Số giờ làm/tuần theo hợp đồng

Số ngày làm/tuần

Đức

Daimler

(Sindelfingen)

2 ca/ngày (Riêng phân xưởng làm thùng xe có 3 ca, trong đó ca đêm là cố định)

1.470

35

4~5 ngày

BMW (Munich)

2 ca/ngày (8,58 giờ) (4 công việc phân công cho 5 người làm)

1.405

35

4 ngày

Volkeswagen (Wolfsbrug)

2 hoặc 3 ca/ngày

(Làm thêm giờ vào các Thứ 6)

1.560

28,8~35

4 ngày

Open (Russelsheim)

2 ca/ngày (Có ca đêm khi cần)

1.490

35

4~5 ngày

Audi (Ingolstadt)

3 ca (Ca đêm cố định)

1.570

35

5 ngày

Ford

2 ca/ngày

 

35

5 ngày

Pháp

Peugeot (Poissy)

2 ca/ngày (Làm 9 giờ vào các Thứ 6, 2 tuần/lần)

1.635

35

4~5 ngày

Italia

Fiat (Melfi)

Chế độ làm 3 ca (6 ngày/2 tuần, 3 ngày/tuần)

1.715

 

3~6 ngày

Bỉ

Volvo (Ghent)

2 ca/ngày

1.555

 

5 ngày

Volkeswagen (Brussel)

Chế độ làm 3 ca (Ca đêm cố định)

1.400

35

 

Thụy Điển

Volvo (Torslanda)

Chế độ làm 2 ca/ngày

(2 tuần/lần, làm 9 giờ vào các Thứ 6)

1.440

 

4~5 ngày

Saab (Trollhattan)

Chế độ làm 2 ca/ngày (Làm 4,5 giờ vào các buổi tối Thứ 6)

1.690

 

5 ngày

Nhật Bản

Toyota (Miyata)

Chế độ làm 2 ca/ngày

1.850

 

5 ngày

Honda

Chế độ làm 2 ca/ngày

1.850

 

5 ngày

USA

GM

Chế độ làm 2 ca/ngày (Ca đêm tùy theo yêu cầu)

2.080

 

 

Việc không tuân thủ về giới hạn giờ làm thêm thể hiện chủ yếu dưới các hình thức sau: bắt đầu làm việc sớm hơn so với giờ làm việc chính thức (từ 30 phút đến 1 giờ); làm việc trong giờ ăn trưa và ăn tối (từ 30 phút đến 1 giờ); bắt đầu làm việc ca đêm từ 17:00 mặc dù lịch làm việc của họ ghi là từ 21:00; và làm thêm 2 lần/tuần, có nghĩa là những nhóm làm ca đêm sau khi phải làm vào cuối tuần một lần, phải tiếp tục làm thêm lần thứ 2 vào cuối tuần. Trong một số trường hợp, các công ty còn có những ca cả ngày lẫn đêm đều làm 12 tiếng, thậm chí người lao động phải làm liên tục 24 giờ.

Bộ Lao động đã yêu cầu các công ty ô tô phải đệ trình kế hoạch sửa đổi của họ nhằm khắc phục việc vi phạm giới hạn giờ làm thêm. Bộ cũng sẽ thường xuyên giám sát việc thực thi những kế hoạch này, và sẽ ngay lập tức khởi tố nếu như phát hiện các công ty vi phạm điều luật trên vì có nghĩa họ đã thất bại trong việc thực hiện cam kết của mình.

Liên quan tới việc thanh tra, Bộ trưởng Bộ Lao động Lee Chae-pil  đã phát biểu rằng: “Các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc đang hoạt động với những quan điểm thiển cận và ngắn hạn (thỏa thuận mức lương hầu hết đều dựa vào mức đền bù cao), tạo ra một thực trạng làm việc nhiều giờ thông qua “một thỏa thuận ngầm” giữa người lao động và nhà quản lý, thiếu đi sự phát triển khả năng cũng như sự đầu tư về vốn để cải thiện năng suất và tạo việc làm mới”. Ông cũng chỉ trích chế độ làm việc 2 ca cả ngày lẫn đêm mà các công ty hoàn thiện lắp ráp ô tô đang sử dụng đã khiến cho các nhà cung cấp bộ phận ô tô cũng phải có chế độ làm việc tương tự, điều này tạo thành một vòng luẩn quẩn gây khó khăn cho việc đạt tới một sự phát triển bền vững của toàn bộ ngành công nghiệp ô tô, trong khi lại gây ra nhiều thiệt hại cho xã hội Hàn Quốc”. Bộ trưởng còn cho biết: “Điều cần thiết cho ngành công nghiệp ô tô đó là tăng ưu thế cạnh tranh, trong khi để phát triển ngành theo một cách bền vững thì cần phải có một cuộc thảo luận cấp cao về các biện pháp khắc phục thực trạng làm việc nhiều giờ và thực tiễn tương tự ở cả hai phía người lao động và người quản lý.”

Tống Thùy Linh

Nguồn: Korea Labor Review, November/December 2011, vol.7, No.41


Scroll To Top