Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TUẦN LÀM VIỆC 40 GIỜ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG VĂN HÓA LAO ĐỘNG

Đăng ngày:

Chế độ tuần làm việc 40 giờ sẽ được áp dụng cho tất cả các cơ quan, doanh nghiệp có từ 5 nhân viên trở lên

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2011, chế độ tuần làm việc 40 giờ sẽ được triển khai mở rộng đối với tất cả các doanh nghiệp có số lượng nhân viên từ 5 đến 19 người. Qua việc mở rộng quy định, khoảng gần 287.000 công nhân viên tại 340.000 cơ quan và doanh nghiệp có thể kỳ vọng được hưởng lợi ích từ chế độ này. Khi chế độ này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2004, ban đầu nó mới chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô hơn 1000 nhân viên. Trong 7 năm kể từ khi được thông qua, chế độ tuần làm việc 40 giờ theo quy định cuối cùng đã trở thành tiêu chuẩn với mọi doanh nghiệp. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua Quy ước Tuần làm việc 40 giờ từ năm 1935. Nhìn vào thực tế đó cho thấy, Hàn Quốc đã quá chậm trễ trong việc cải cách luật pháp về vấn đề này, nhưng may mắn là chính phủ đã điều chỉnh.

Sự cần thiết phải điều chỉnh giờ làm, ngày nghỉ và giờ làm thêm

Khi chế độ tuần làm việc 40 giờ được mở rộng, các doanh nghiệp có từ 5  đến 19 nhân viên nên điều chỉnh giờ làm, ngày làm việc, nghỉ phép tháng và năm, nghỉ phép trong thời gian kinh nguyệt, giới hạn giờ làm thêm và tiền lương trả thêm giờ cùng với quy định được sửa đổi.

Trước hết, việc đưa ra chế độ tuần làm việc 40 giờ sẽ giảm thời gian làm việc theo quy định từ 44 giờ xuống 40 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên, 40 giờ làm việc mỗi tuần không có nghĩa là làm việc 5 ngày/tuần. Ví dụ như, một số người sẽ làm 5 ngày một tuần, mỗi ngày 8 tiếng, còn một số khác sẽ làm việc vài tiếng mỗi ngày, 6 ngày trong tuần với tổng số thời gian làm việc là 40 giờ.

Với việc áp dụng một tuần làm việc 40 giờ, chế độ nghỉ phép hàng tháng bị hủy bỏ. Chế độ nghỉ phép đối với phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt đã được thay đổi thành nghỉ không trả lương và số ngày nghỉ phép hàng năm cùng với cách tính đều đã được điểu chỉnh. Thêm vào đó, để giảm gánh nặng từ việc đột ngột đưa ra chế độ 40 giờ làm việc mỗi tuần cho người lao động, trong 3 năm đầu tiên, thời gian làm thêm được cho phép là 16 giờ mỗi tuần. Sau 3 năm này, thời gian làm thêm sẽ chỉ còn là 12 giờ mỗi tuần. Tỉ lệ mức lương trả cho thời gian làm thêm trong 4 giờ đầu tiên được giảm từ 50 % xuống còn 25% mức lương của ngày làm việc bình thường. Bảng dưới đây sẽ tóm tắt những thay đổi đã thực hiện sau khi chế độ làm việc tuần 40 giờ được đưa ra.

Ban hành chế độ tuần làm việc 40 giờ theo quy mô doanh nghiệp

từ năm 2004 - 2011

Qui mô doanh nghiệp thể hiện qua số lượng nhân viên

Trên 1.000

Từ 300 đến 1.000

Từ 100

đến 300

Từ 50

đến 100

Từ 20

đến 50

Từ 5

đến 20

Ngày ban hành

01/07/2004

01/07/2005

01/07/2006

01/07/2007

01/07/2009

01/07/2011

Số

doanh nghiệp

639

3.106

11.463

17.274

58.313

345.010

Số nhân viên

1.166.942

860.397

1.199.880

842.748

1.194.081

2.875.218

* Nguồn: Dữ liệu Bảo hiểm Việc làm, Bộ Lao động

 

Những thay đổi trong điều kiện lao động

 

Giờ làm việc theo quy định

44 giờ/tuần

40 giờ/tuần

Chế độ nghỉ phép hàng tháng

1 ngày cho mỗi tháng làm việc

Đã hủy bỏ

Chế độ nghỉ phép hàng năm

10 ngày cho năm đầu tiên làm việc

1 năm làm việc thêm được thêm 1 ngày nghỉ

Người lao động có thể

được trả lương cho những ngày nghỉ không sử dụng với số lượng ngày chưa nghỉ nhiều hơn 20 ngày

15 ngày khi đã làm hơn 80% số ngày làm trong năm đầu tiên

2 năm được thêm 1 ngày nghỉ

Ngày nghỉ tích lũy tối đa 25 ngày

Người lao động làm việc dưới 1 năm tích lũy được 1 ngày nghỉ cho mỗi tháng làm việc

Chế độ nghỉ trong thời gian kinh nguyệt

1 ngày/tháng, được trả lương

Không trả lương

Giới hạn thời gian làm thêm và tỉ lệ mức lương làm thêm giờ

12 giờ/tuần

150% mức lương của ngày làm việc bình thường

16 giờ/tuần trong 3 năm đầu tiên

Điều chỉnh mức tiền lương trả giờ làm thêm từ 50% xuống còn 25% cho 4 giờ đầu tiên

Đảm bảo mức lương

Không có

Một lao động nên đảm bảo mức lương hiện hành và tiền lương thông thường mỗi giờ không bị giảm bớt

 

Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc giảm giờ làm

Những người lao động tại Hàn Quốc có thời gian làm việc nhiều nhất trên thế giới. Theo một báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD được phát hành vào năm 2010, một lao động Hàn Quốc có thời gian làm việc trung bình là 2.074 giờ trong năm 2009. Đây là mức thời gian làm việc nhiều nhất so với mức trung bình của OECD là 1.600 giờ. Tuy nhiên, tỉ lệ lao động có việc làm của Hàn Quốc năm 2009 vẫn chỉ giữ nguyên ở 62,9%, chưa đạt tới tỉ lệ trung bình của OECD là 64,8%. Đáng chú ý nhất là, tỉ lệ lao động nữ thấp hơn so với tỉ lệ lao động nam. Bản báo cáo đã rút ra một thực tế rằng, đặc điểm của thị trường lao động Hàn Quốc là một cơ cấu bị thống trị bởi những người chủ gia đình là nam giới và Hàn Quốc là nơi mà một số lượng nhỏ lao động phải làm việc nhiều giờ.

Khi xem xét thực trạng này, việc mở rộng chế độ 40 giờ làm việc một tuần được mong đợi sẽ làm tăng hiệu quả cũng như sự lành mạnh của thị trường lao động thông qua giải quyết các vấn đề phát sinh do thời gian làm việc nhiều, cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động, nâng cao năng suất, giảm tai nạn công nghiệp, mở rộng các cơ hội cho phát triển sự nghiệp và tăng thêm việc làm.

Thời gian làm việc ngắn hơn có nghĩa là người lao động sẽ có thêm thời gian rảnh rỗi để tận hưởng các hoạt động giải trí khác nhau và sở thích riêng, từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động. Hơn nữa, sự phổ biến các hoạt động giải trí dành cho gia đình, gồm các môn thể thao gia đình, thăm gia các sự kiện văn hóa và du lịch tới các vùng miền sẽ góp phần thắt chặt các mối quan hệ thân thiết trong gia đình và hình thành các thói quen tiêu dùng hợp lý.

Nâng cao năng suất, thúc đẩy tiêu dùng và tạo việc làm

Chế độ tuần làm việc 40 giờ được coi là liều thuốc tạo thuận lợi cho sản xuất của doanh nghiệp và người lao động cũng như hồi sinh nền kinh tế qua việc khuyến khích các ngành công nghiệp mới. Mặc dù vẫn còn những khó khăn kinh tế ở nước ngoài, thời gian làm việc ngắn hơn sẽ dẫn tới thúc đẩy tiêu dùng chủ yếu trong các ngành công nghiệp dịch vụ, bao gồm văn hóa, du lịch, giải trí và hàng hải. Do vậy, chế độ này đóng góp vào công tác tạo việc làm và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò như chất xúc tác nâng cao năng suất thông qua việc giúp các doanh nghiệp áp dụng những phương pháp sản xuất mới, hiện đại hóa quy trình sản xuất, thiết lập một hệ thống hiệu quả cho quản lý lao động và quản lý nhân viên, đưa ra nhiều cơ hội phát triển năng lực cho nhân viên trong doanh nghiệp. Thêm vào đó, người lao động có thể sử dụng thời gian rảnh rỗi để phát triển sự nghiệp, trang bị cho mình những kĩ năng sáng tạo và năng lực nghề nghiệp riêng biệt. Hạ tầng công nghiệp dựa trên thời gian làm việc dài và tiền lương thấp được kỳ vọng sẽ biến chuyển thành nền kinh tế chất lượng cao và dựa trên cơ sở tri thức.

Hơn nữa, chế độ 40 giờ làm việc một tuần được mong chờ sẽ tạo thêm việc làm mới trong các ngành công nghiệp. Chính vì mục đích đó, chính phủ Pháp đã thông qua chế độ tuần làm việc 39 giờ vào năm 1982, sau đó thay đổi thành 35 giờ/tuần vào năm 1998. Còn tại Đức, chính phủ cũng giảm giờ làm xuống còn 37 giờ/tuần thông qua một hiệp định giữa nhà quản lý và người lao động. Khi người lao động và nhà quản lý cùng hợp tác để chia sẻ công việc trong công ty, việc giảm giờ làm được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích tương tự như tạo thêm việc làm.

Với những tác động tích cực mà chế độ tuần làm việc 40 giờ đã mang đến cho tất cả các mặt của nền kinh tế cũng như các doanh nhiệp và đội ngũ công nhân viên, thì người lao động, nhà quản lý và chính phủ bắt buộc phải sớm nỗ lực phối hợp với nhau để giúp chế độ này tiếp tục duy trì hiệu quả.

 

Tống Thùy Linh

Nguồn: Korea Labor Review, July/August 2011, vol.7, No.39

 

 

 

 

 

 

 


Scroll To Top