Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CÁC THÁCH THỨC KINH TẾ VÀ CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Trong chưa đầy hai thế hệ, Hàn Quốc đã xác lập được vị trí của mình là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về công nghiệp đóng tàu, sản xuất điện tử, chất bán dẫn và ôtô.

Các thị trường tài chính quốc tế đã đánh giá tích cực những thành tựu kinh tế của Hàn Quốc tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong thời gian dài, lạm phát ở mức độ vừa phải, có lượng dự trữ quốc gia cao, thâm hụt cán cân ngoại thương không đáng kể và có số dư ngân sách lớn. Tuy nhiên gần đây, những thành tựu này đã bị những khó khăn của một số tập đoàn và tổ chức tài chính lớn làm lu mờ. Những thất bại này là các nhà đầu tư nước ngoài nghi ngờ và dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về khả năng thanh toán vào cuối năm 1997. Cuộc khủng hoảng đã làm Hàn Quốc phải đối mặt với nạn thất nghiệp trầm trọng.

Tuy nhiên, sau những thay đổi nội các năm 1998, Hàn Quốc đã nối lại quyết tâm hợp tác lại với IMF để thực hiện đầy đủ các biện pháp cải cách toàn diện. Như vậy, Hàn Quốc đã kiên quyết chấp nhận các biện pháp điều chỉnh nghiêm ngặt để qua cuộc khủng hoảng kinh tế.

Ban lãnh đạo mới đã có những biện pháp thúc đẩy cải cách trong các lĩnh vực tài chính, tập đoàn, công cộng và lao động nhằm khôi phục và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như đảm bảo nguyên tắc của một nền kinh tế thị trường tự do, tổ chức lại các tập đoàn và tăng cường sự linh hoạt trong thị trường lao động.

Dự trữ ngoại tệ quốc gia tổng cộng chỉ đạt 8,9 tỷ đô la Mỹ cuối năm 1997 đã tăng lên 215,9 tỷ đô la Mỹ tính đến tháng 2/2006 và Hàn Quốc đã có thể trả khoản vay cứu trợ trị giá 13,5 tỷ đô la Mỹ từ IMF. Ngày 16- 12- 1999, Ban điều hành IMF tuyên bố Hàn Quốc đã hoàn toàn vượt qua cuộc khủng hoảng ngoại tệ. Đồng thời, Hàn Quốc đã khôi phục lại lòng tin đối với các nhà đầu tư.

Cải cách tài chính

Một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu các tổ chức tài chính năng động và được giám sát chặt chẽ. Uỷ ban Giám sát Tài chính (FSC) tổ chức đóng vai trò cơ chế điều tiết, thiết lập các thông lệ ngân hàng chung - đã tạo ra một hệ thống các quy chế mới, sự giám sát thận trọng và một đề án thực hiện cải cách.

Trong quá trình cải cách lĩnh vực tài chính, Chính phủ đã đóng cửa một số tổ chức tài chính không có khả năng tồn tại. Những ngân hàng khác có khả năng tồn tại đang tiếp tục thực hiện các biện pháp mạnh do Uỷ ban Giám sát Tài chính đặt ra nhằm nâng cao tính lành mạnh của các tổ chức này. Lĩnh vực tài chính phi ngân hàng của Hàn Quốc cũng được cải tổ.

Thành quả cho những nỗ lực mới này là khoảng trên 40% của các định chế tài chính trên toàn quốc - có 867 ngân hàng tiết kiệm và các tổ chức tín dụng - đã được giải thể kể từ năm 1997. Hàn Quốc đã có 1.136 định chế tài chính hoạt động vào cuối năm 2005.

Tính đến 31 -12 -2005, Chính phủ Hàn Quốc đã huy động các nguồn tài chính với tổng giá trị là 168 nghì tỷ won (xấp xỉ 171 tỷ đô la Mỹ) để hỗ trợ các tổ chức tài chính có thể tồn tại trong việc cơ cấu lại vốn, thanh toán các khoản vay không trả được và xử lý các cơ sở tài chính không có khả năng tồn tại. Bản thân các tổ chức tài chính cũng phải nỗ lực phục hồi, bao gồm cả việc giảm quy mô và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.



Thực hiện: Thu Minh

Biên tập: nhóm website

Scroll To Top