Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CÁC CÔNG CỤ KÍCH THÍCH NỀN KINH TẾ

Đăng ngày:

Việc cải thiện hệ thống tỷ giá hối đoái hiệu quả này góp phần duy trì sức cạnh tranh quốc tế về giá của hàng xuất khẩu Hàn Quốc trong thời kỳ mở rộng nhanh xuất khẩu và tăng trưởng GNP cao.

Hợp lý hóa hàng nhập khẩu.

Do các nhà sản xuất Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và máy móc nước ngoài, cho nên việc nhập khẩu các loại hàng hóa này rất quan trọng đối với các Công ty chế tạo. Thông qua hệ thống đặc quyền đặc lợi nhập khẩu của chế độ liên kết nhập khẩu, Chính phủ cho phép các Công ty xuất khẩu được tự do nhập khẩu (cấp giấy phép nhập khẩu) các nguyên liệu, tư liệu sản xuất và nhiều bộ phận cần thiết để sản xuất hàng nhập khẩu cho đến khi có lợi nhuận từ xuất khẩu. Chính phủ thường sử dụng rộng rãi hệ thống kích thích lẫn mệnh lệnh, một số là những biện pháp làm theo ý mình trong khi đó một số khác không được làm theo ý mình. Nói chung, Chính phủ sử dụng sự can thiệp trực tiếp trên cơ sở ngắn hạn và lựa chọn kỹ lưỡng (may mắn là khá hiệu quả); điều này đặc biệt đúng trong những năm đầu cầm quyền của Tổng thống Park Chung Hee. Với sự phát triển của các Công ty và sự tích luỹ kinh nghiệm của cả Chính phủ và giới kinh doanh thì cần phải có một cách thức khác để thực hiện chính sách. Chẳng hạn, theo kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1982 – 1986), Chính phủ Hàn Quốc dựa nhiều vào cơ chế thị trường tự do, và bây giờ lại dựa nhiều vào các biện pháp phi áp đặt hơn là các biện pháp áp đặt, sử dụng cơ chế kích thích nhiều hơn thủ tục mệnh lệnh, chỉ huy.

Các Công ty thương mại tổng hợp.

Năm 1975 Bộ Thương mại và công nghiệp đã thiết lập một hành lang pháp lý cho sự ra đời của các Công ty thương mại tổng hợp (Genaral Trading Companies – GTCs) để thúc đẩy mở rộng ngành xuất khẩu. Công ty thương mại tổng hợp đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập khi Chính phủ chọn Công ty thương mại Samsung làm Công ty thương mại tổng hợp vào tháng 5 năm 1975. Năm 1976, Chính phủ đã chọn ra 13 Công ty GTCs (4 Công ty trong số này đã mất vị trí GTCs của mình do phá sản hoặc hoạt động kém). Kể từ 1985 chỉ có 9 Công ty thực hiện các chức năng của Công ty xuất, nhập khẩu tổng hợp. Trong năm đầu tiên, 13,6% hàng xuất khẩu của Hàn Quốc đã được mua bán bởi 10 Công ty GTCs lớn nhất, nhưng đến năm 1983 số lượng này đã tăng lên 51,3%(1). Con số này so với Nhật Bản: năm 1993, 10 Công ty GTCs lớn nhất của Nhật Bản đã nắm hơn 35% hàng xuất khẩu và 55% hàng nhập khẩu(2).

Những Công ty thương mại ở Hàn Quốc được coi là GTCs nếu chúng đáp ứng các yêu cầu sau: Vốn góp tối thiểu khoảng 2,1 triệu đô la Mỹ, xuất khẩu hàng năm đạt 50 triệu đô la Mỹ, có 10 văn phòng chi nhánh ở nước ngoài, có hoạt động chứng khoán công khai và những tiêu chuẩn khác. Năm 1975, dựa trên yêu cầu này mà có 5 Công ty đã đươc coi là GTCs – đó là, Samsung, Daewoo, Hanil, Kukje và Ssangyoung. Ba năm sau, đã tăng lên thành 13 Công ty. Tám Công ty khác là Bando, Hyundai, Hyosung, Koryo, Kumho, Samwha, Sunkyoung, và Yulsam.

Khía cạnh quan trọng nhất trong việc sử dụng hệ thống GTCs đẩy mạnh xuất khẩu là Chính phủ liên tục gây áp lực đối với các GTCs để mở rộng xuất khẩu bằng cách tăng dần dần điều kiện cần thiết đối với giá trị xuất khẩu tối thiểu. Chẳng hạn, Chính phủ đã tăng tiêu chuẩn giá trị xuất khẩu từ 50 triệu đô la Mỹ trong năm 1975 lên 301 triệu đô la Mỹ trong năm1979 (con số này chiếm tới 2% tổng số xuất khẩu của Hàn Quốc). Kết quả là, hai GTCs; Yulsan và Samwha, đã đánh mất chứng nhận của mình khi hàng xuất khẩu của họ thấp hơn yêu cầu tối thiểu này. Sau năm 1985 Hàn Quốc chỉ còn 9 GTCs.

Mặc dù Chính phủ đã nâng tiêu chuẩn giá trị xuất khẩu đối với các GTCs, Chính phủ cũng cung cấp cho GTCs những lợi ích khác nhau, bao gồm các khoản trợ cấp tiền mặt gắn với số lượng xuất khẩu. Do tổng giá trị những lợi ích này đã vượt quá chi phí cận biên để mở rộng xuất khẩu, nên các GTCs có sự khuyến khích rõ ràng để tăng xuất khẩu càng nhiều càng tốt, tạo cho hệ thống Công ty GTCs và hệ thống kích thích kèm theo một động lực mạnh mẽ để mở rộng xuất khẩu. Các GTCs của Hàn Quốc mô phỏng theo các GTCs của Nhật Bản và đã được xem như là sự áp dụng mô hình Nhật Bản thành công nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, so với các GTCs của Nhật Bản, các GTCs của Hàn Quốc vẫn còn kém xa về quy mô, mạng lưới thu thập thông tin tình báo, sức mạnh tiếp thị trên thị trường thế giới, khả năng tăng vốn và khả năng tổ chức. “Công nghệ” thầu khoán kết hợp với các GTCs là “Công nghệ mềm”, hiện nay Hàn Quốc vẫn có nhu cầu thúc đẩy công nghệ này



Thực hiện: Ngô Long

Biên tập: nhóm website

(1) Dong – Shung Cho, 1987, xem các trang 50 – 58.



(2) Kaido Mamoru, 1995.

Scroll To Top