Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


Một vài nét về buôn bán và tiền tệ

Đăng ngày:

Trong thời đại Choson, các hoạt động buôn bán chủ yếu được diễn ra theo Changnal hay hệ thống “phiên chợ”. Bởi phần đông dân số sống rải rác ở các làng xã nông thôn nên các thương gia thường là những người bán hàng lưu động. Tất nhiên cũng có người bán hàng cố định, nhưng thường chỉ thấy họ ở những thành phố lớn. Changnal là phiên chợ thường xuyên, tại đó người dân làng và các thương gia lưu động gặp nhau, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công. Phương tiện đi lại chủ yếu của người nông dân là đi bộ hoặc phương tiện giao thông thô sơ như xe bò kéo, nêu khu vực mua bán trao đổi được ấn định trên thực tế bởi khoảng cách mà người dân có thể đi từ nhà đến chợ và trở về trong vòng một ngày. Điều này cũng rất cần thiết cho các thương gia khi đi từ nơi này sang nơi khác nhằm đem hàng hoá của họ đến với dân làng. Tuy nhiên, các thương gia với những chuyến hàng lớn chỉ có thể di chuyển quãng đường ngắn và do đó việc di chuyển lần lượt qua năm khu phố chợ lân cận trong mọi chuyến đi đã trở thành một thói quen. Do đó ở bất kỳ nơi nào, phiên chợ thường được diễn ra theo chu kỳ năm ngày một lần. Thậm chí vào cuối thế kỷ 19, khi cách tính lịch 7 ngày một lần được áp dụng ở bán đảo Hàn (Korea Peninsula) thì phiên chợ vẫn tiếp tục diễn ra theo chu kỳ năm ngày, bất kể đó là “ngày thường”. <br><br>Hệ thống chợ phiên Changnal tồn tại khá lâu cho đến những năm 50, nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện vận chuyển và hệ thống phân phối, nó hoàn toàn bị biến mất ở các khu vực đô thị, chỉ còn tồn tại ở những vùng nông thôn xa xôi và đôi khi xuất hiện dưới một hình thức nào đó ở ngoại ô những thành phố lớn. <br><br>Buôn bán tư nhân dần dần được mở rộng từ thế kỷ 17, nhất là khi xuất hiện hệ thống tiền tệ vào đầu thế kỷ này. Nhưng hệ thống tiền tệ nghèo nàn đã hạn chế đáng kể sự phát triển hơn nữa của các hoạt động buôn bán. <br><br>Ho-Chin Chol cho rằng, việc sử dụng tiền đúc trở lên phổ biến khoảng từ năm 1679(1). Trước đó, ở bán đảo Hàn (Korea Peninsula) không có hệ thống tiền tệ thực sự, hàng hoá như quần áo, lúa gạo được sử dụng làm phương tiện trao đổi. Tuy nhiên, mãi cho đến cuối triều đại Choson, hệ thống tiền tệ vẫn tương đối chậm phát triển. Chẳng hạn, một người khách du lịch đến bán đảo Hàn (Korea Peninsula) vào cuối thế kỷ 19 đã yêu cầu sáu người đàn ông hoặc một con ngựa nhỏ để mang một hòm chứa tiền xu chỉ đáng giá 50 USD tại thời điểm đó(2). <br><br> <br><br>Thực hiện: Mai Xuân <br><br>Biên tập: nhóm website <br><br>(1) Ho-Chin Chol, 1984, xem trang 169. <br><br> <br><br>(2) Isabella S. Bishop, 1970, xem trang 66. được trích dẫn của Edward S. Mason và các tác giả khác, xem trang 69.

Scroll To Top