Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CƠ SỞ CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THẦN KỲ Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Sự thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong các giai đoạn hiện đại là có cội nguồn trong quá khứ. Đặc biệt, Khổng giáo nhấn mạnh đến yếu tố giáo dục và tính kỷ luật, truyền thống của lực lượng sản xuất công, nông nghiệp cũng như truyền thống tiếp thu cái mới tiềm ẩn trong con người Hàn Quốc. Tuy nhiên, giai đoạn dưới ách chiếm đóng của Nhật Bản (1910-1945) và sự phân chia hai miền Nam - Bắc cũng có vai trò không kém phần quan trọng trong việc định hướng cơ cấu làm méo mó sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc hiện đại.

Các sự kiện hay những yếu tố lịch sử qua đó giúp chúng ta hiểu được cội nguồn văn hoá, đạo đức, nguyên tắc ứng xử, cơ sở kinh tế, cấu trúc xã hội và tiềm năng đổi mới của Hàn Quốc. Từ đó chúng ta sẽ tiến hành khảo cứu khuynh hướng phát triển dài hạn của Hàn Quốc.

Theo Mills và Song, tỷ lệ dân cư đô thị của Hàn Quốc thập kỷ 50 tương đương với tỷ lệ trung bình ở một số nước phát triển điển hình khác, tuy nhiên tốc độ đô thị hoá không nhanh bằng Hàn Quốc(1). Năm 1995, tốc độ đô thị hoá của Hàn Quốc là 77,6, cao hơn nhiều so với phần lớn các nước có thu nhập trung bình(2). Mills và Song cũng cho rằng nguyên nhân là do tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất ở Hàn Quốc.

Đầu thập kỷ 60, về cơ bản các khu đô thị cũng như dân số đô thị ngày một tăng. Các thành phố thuộc diện loại B (với dân số hơn 20.000 người) tăng gấp 4 lần và số lượng các khu đô thị tăng gấp 30%. Trong suốt quá trình đô thị hoá đã hình thành các khu đô thị với quy mô và mức độ phát triển khác nhau. Các thành phố với hơn 1 triệu người tăng một cách nhanh chóng, năm 1960 mới chỉ chiếm 40,0% nhưng đến năm 1995 đã tăng lên 59,6%. Ngược lại các khu đô thị với số dân hơn 20.000 đến 50.000 người tăng không đáng kể so với tổng dân số từ năm 1960.

Tốc độ phát triển của Seoul thật khủng khiếp với dân số từ 2,4 triệu người năm 1960 đã tăng lên 11 triệu người năm 1995. Tập trung hoá dân cư và công nghiệp ở Seoul đã gây ra một loạt vấn đề làm đau đầu các nhà lãnh đạo chính trị Hàn Quốc. Bởi Seoul nằm trong tầm đạn từ phía CHDCND Triều Tiên khi có chiến tranh xảy ra, và tình hình an ninh ở thủ đô không được đảm bảo chắc chắn. Chính phủ bằng một số biện pháp cố gắng phi tập trung hoá dân cư và công nghiệp ra khỏi Seoul nhưng không thu được mấy kết quả. Một loại các biện pháp như “Hệ thống vành đai xanh” nhằm hạn chế sự bành trướng của Seoul, chuyển Văn phòng Chính phủ trung ương tới trung tâm hành chính mới gần thành phố Taejon, và đồng thời di chuyển trụ ở chính của các công ty quốc doanh ra ngoại vi Seoul. Song không biện pháp nào thành công, ngược lại tốc độ tập trung hoá dân cư ở Seoul vẫn tiếp tục, hơn thế nữa chính phủ đã tiêu phí rất nhiều của cải, tiền bạc của cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân vào những chính sách bất khả thi đó. Ngay cả Tổng thống Park Chung Hee cũng đã rất nỗ lực hạn chế mở rộng của Seoul cũng giống như việc ông cố gắng thúc đẩy phát triển thương mại. Là một thành viên của Nhà Xanh phụ trách về các vấn đề có liên quan đến quá trình phát triển của Seoul và vùng phụ cận, tôi đánh giá rất cao công lao của Tổng thống Park trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng trong nước.

Tập trung hóa dân số và cơ sở hạ tầng kinh tế ở thủ đô đã trở thành vấn đề chung của các nước kém phát triển. Từ những kinh nghiệm của Hàn Quốc, cho thấy phần lớn các nước phát triển không dễ gì giải quyết được vấn đề này.

Sự phát triển của Hàn Quốc trong lịch sử có thể được chia làm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn phát triển thấp của nền sản xuất nông nghiệp truyền thống trong suốt triều đại Choson (1392-1910). Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển với tư cách là một thuộc địa và chịu sự tàn phá của cuộc Korea War. Tính từ khi CHDCND Triều Tiên bị Nhật Bản chiếm đóng vào năm 1910 cho đến khi kết thúc Korea War (1950-1953). Giai đoạn thứ ba là giai đoạn tái thiết sau chiến tranh và tăng trưởng nhanh bắt đầu từ năm 1954.

Thực hiện: Mai Xuân

Biên tập: Nhóm website

(1) Edwin S.Mills và Byung-Nak Song, 1997 xem các trang 36-43.



(2) Mức trung bình của khu vực đô thị hoá đối với 63 nước thu nhập bậc trung là 60% trong năm 1993. Theo ngân hàng thế giới, (Báo cáo sự phát triển thế giới 1995), xem các trang 222-223.



Scroll To Top