Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


VẤN ĐỀ DÂN SỐ CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Tổng diện tích đất đai/đầu người của Hàn Quốc năm 1994 lầ 0,22 héc ta. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi không thích hợp để canh tác nông nghiệp nên gánh nặng bùng nổ dân số luôn được coi là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội nghiêm trọng nhất mà Hàn Quốc phải đối mặt .

Đặc biệt là giai đoạn sau chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953) khi xảy ra bùng nổ dân số sau chiến tranh (1954-1961) mặc dù bấy giờ nền kinh tế khôi phục một cách chậm chạp(1). Giai đoạn đầu của kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962-1966), tốc độ tăng dân số hàng năm tương đối cao đạt 2,6% trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng kinh tế mới chỉ đạt 2,2%. Kết quả là tốc độ tăng GNP đầu người mang dấu âm (-) vào thời điểm đó. Mặc dù hạn chế bùng nổ dân số là một trong những nhiệm vụ quốc gia khẩn cấp mà kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đề ra và đã tiến hành một loạt các biện pháp thích hợp để giảm bùng nổ dân số(1). Nhưng đó chỉ là những biện pháp khoa trương hay mới chỉ là những bước ban đầu nhằm giảm tốc độ tăng dân số, song trên thực tế tốc độ tăng dân số vẫn tương đối cao trong giai đoạn đầu.

* Tỷ lệ tăng dân số giữa hai năm, chú thích: không kể người nước ngoài. Số liệu trước năm 1975 bao gồm cả Bắc Triều Tiên.

Nguồn: Byung – Nak Song, Nền kinh tế Hàn Quốc, tái bản lần thứ ba, Seoul, công ty Backyoungsa, 1992. Số liệu sử lý trên máy do Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc, điều tra dân số và nhà cửa, hàng năm và thống kê chính nền kinh tế Hàn Quốc, hàng năm.

Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1967-1971) lấy giảm dân số là một trong 6 mục tiêu chiến lược và cũng từ giai đoạn này tốc độ tăng dân số giảm dần. Hiện nay, tỷ lệ tăng dân số hàng năm dừng ở mức khiêm tốn 0,9%. Có thể nói rắng giảm dân số do một số nguyên nhân sau: thứ nhất, chính phủ thực hiện các kế hoạch giảm tốc độ tăng dân số một cách hệ thống, đặc biệt những năm 60 và đầu những năm 70 trên phạm vi cả nước giống như một chiến dịch quân sự. Đồng thời giám sát các biện pháp ngừa thai và kế hoạch hóa gia đình, bên cạnh đó chính phủ quan tâm ưu tiến xúc tiến xuất khẩu.

Nguyên nhân thứ hai là cơ hội làm việc đối với phụ nữ ở các quốc gia đang phát triển ngày càng tăng, do đó họ kết hôn muộn và có ít con. Bởi vì ban đầu cơ hội việc làm chủ yếu ở các ngành thu hút nhiều lao động nên những phụ nữ chưa học hết bậc phổ thông là đối tượng đầu tiên hưởng lợi từ những cơ hội mở rộng này. Kết quả là, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, tác động của công nghiệp hóa đến khả năng sinh sản tương đối cao, hay nói một cách khác nảy sinh hiện tượng chủ nghĩa bình quân. Hơn thế nữa, trình độ giáo dục và tốc độ đô thị hóa nhanh với mức thu nhập ngày càng tăng cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh sản giảm trong các tầng lớp phụ nữ Hàn Quốc.

Mặc dù bùng nổ dân số ở Hàn Quốc đã được kiểm soát nhưng lại xuất hiện một số vấn đề khác như tỷ lệ sinh viên và người già ngày càng tăng.

Chất lượng nguồn nhân lực được tính bằng số trung bình năm giáo dục của toàn dân. Theo những số liệu điều tra, số trung bình năm học tập của tất cả dân Hàn trên sáu tuổi năm 1966 chỉ là 5 năm nhưng đến năm 1975 đã tăng lên 6,6% năm và đến năm 1995 là 10 năm(1). Trình độ giáo dục trung bình của người Hàn năm 1995 tương đương với 5 năm đầu bậc phổ thông cơ sở.

Trình độ giáo dục ở Hàn Quốc ngày một cao. Học sinh thi đỗ vào các trường Trung học chiếm tỷ lệ 94% đây là một tỷ lệ cao đứng thứ hai trong các nước phát triển sau Cộng hòa Séc. Thậm chí còn cao hơn tỷ lệ trung bình 93% của quốc gia tiên tiến. Hơn tế nữa, tỷ lê học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học thi vào các trường cao đẳng hoặc đại học tương đối cao (46,1% năm 1993), cao hơn hẳn Nhật Bản (31,5%) và tương đương với tỷ lệ giáo dục của Mỹ năm 1983.

Thực hiện: Diệu Linh

Biên tập: nhóm website

(1) Tea Hwan Kwon - một nhà xã hội học và chuyên gia về dân số Hàn Quốc cho rằng năm 1955-1960 là giai đoạn “tăng vọt tỷ lệ dân số của Hàn Quốc”.



(1) Uỷ ban kế hoạch hóa kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962-1966), 1961, xem trang 200.



(1) Uỷ ban kế hoạch hóa kinh tế, Cục thống kê quốc gia, chỉ số xã hội ở Hàn Quốc, 1985-1995. Liên quan tới bảng 10.5

Scroll To Top