Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÂN CHIA NAM BẮC TRÊN BÁN ĐẢO KOREA

Đăng ngày:

Do đó, miền Bắc có điều kiện thuận lợi hơn miền Nam trong việc khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, mặc dù nhiều cơ sở hạ tầng công nghiệp ở cả hai miền Nam-Bắc đều bị phá huỷ trong các cuộc xung đột. Seoul bị tàn phá rất nặng nề vì đã bốn lần đổi chủ trong suốt thời kỳ Korea War. Hơn 80% cơ sở hạ tầng và hạ tầng công nghiệp, cùng với hơn một nửa số nhà cửa bị phá huỷ do chiến tranh.

Mặt khác, miền Nam lại được Nhật Bản phát triển thành nơi cung cấp thực phẩm với giá rẻ cho lực lượng lao động công nghiệp của Nhật Bản và một số ít cơ sở hạ tầng công nghiệp được gửi lại. Hơn nữa, do sự chia cắt và chiến tranh nên ở miền Nam, nơi chủ yếu là nông nghiệp, đã tập trung hai phần ba dân số CHDCND Triều Tiên.

Việc tạo dựng chế độ cộng sản kiểu Xô Viết ở miền Bắc đã tạo ra một làn sóng người tị nạn đến miền Nam, gồm những người Cơ Đốc, địa chủ và các nhà kinh doanh. Một số lượng lớn người Triều Tiên ở nước ngoài cũng quay trở về từ Trung Quốc, Nhật Bản và Mãn Châu, nơi họ đã lánh nạn, tái định cư hoặc lao động quân dịch trong thời kỳ thuộc địa. Miền Nam đã bắt đầu tái xây dựng đất nước với quá đông dân số trên một diện tích quá nhỏ.

Sự đe doạ quân sự từ miền Bắc vẫn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc đến phương hướng và mô hình phát triển kinh tế Hàn Quốc. Đặc biệt, nó đã buộc Hàn Quốc phải sử dụng khoảng 6% GNP vào việc phòng vệ. Và do đó cũng làm cho miền Nam duy trì được vị trí quân sự thứ 5 trên thế giới. Ảnh hưởng của lực lượng quân sự đến xã hội Hàn Quốc rất sâu sắc. Hơn 600.000 nam giới tham gia lực lượng vũ trang và mỗi năm khoảng một phần tư số lính này hoàn thành nghĩa vụ trở về với gia đình. Việc tạo cơ hội việc làm mới cho những người lính giải ngũ là một vấn đề quan trọng đối với kinh tế Hàn Quốc. Đồng thời quân đội Hàn Quốc cũng đã đóng góp rất lớn cho cho việc phát triển các kỹ năng, nhất là trong những giai đoạn đầu của sự phát triển. Qua quân đội, thanh niên Hàn Quốc, nhất là những người ở nông thôn hoặc có trình độ học vấn hạn chế, được làm quen với ô tô, máy móc điện tử cùng với các thiết bị khác và những kỹ năng liên quan. Quân độ cũng giúp học tiếp cận với cuộc sống hiện đại và cho họ làm quen với những cơ cấu tổ chức, kỹ thuật quản lý hiện đại. Trong những năm 60, ngành quân sự có cơ cấu tổ chức hiện đại nhất của đất nước.

Sự đe doạ từ CHDCND Triều Tiên đã góp phần tạo ra sự liên kết của những người dân Hàn Quốc trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng đất nước. Ý thức cạnh tranh với miền Bắc đã khuyến khích họ tập trung mọi nguồn lực vào việc đuổi kịp và vượt CHDCND Triều Tiên cả trong lĩnh vực kinh tế và phi kinh tế.



Thực hiện: Ngọc Lan

Biên tập: nhóm website

Scroll To Top