Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ KHÔNG TÀI NGUYÊN Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Xét về một khía cạnh nào đấy, Nhật Bản dường như có thể tự cung cấp nguồn tài nguyên tốt hơn Hàn Quốc. Bởi vì diện tích bình quân đầu người của Nhật Bản lớn hơn Hàn Quốc, tổng diện tích của Hàn Quốc ít hơn 1/4 diện tích Nhật Bản. Được bao bọc xung quanh là đại dương hay nói cách khác là một quần đảo, Nhật Bản có nguồn tài nguyên biển phong phú hơn Hàn Quốc. Hơn thế nữa do khí hậu ấm áp hơn, nên Nhật Bản sử dụng năng lượng ít hơn Hàn Quốc, nhưng nguồn tài nguyên rừng và nông nghiệp của Nhật Bản lại phong phú và tốt hơn Hàn Quốc.

Tuy nhiên trong một số lĩnh vực Hàn Quốc có những lợi thế so sánh hơn Nhật. Chẳng hạn, Hàn Quốc có các con sông lớn tiềm năng để phát triển năng lượng thủy điện. Diện tích đất trồng trọt chiếm 20,5% tổng diện tích của Hàn Quốc trong khi đó ở Nhật Bản là 13,3%. Nguồn tìa nguyên như đá vôi, vongam và chì của Hàn Quốc nhiều hơn của Nhật đặc biệt về nguồn đá vôi vô tận dùng để chế biến xi măng của Hàn Quốc đã giúp quốc gia này phát triển ngành xây dựng trong nước và bành trướng các công ty xây dựng của mình tới tận Trung Đông vào những năm 70. Doanh thu từ ngành xây dựng ở Trung Đông đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Hàn Quốc thoát khỏi cú sốc dầu lửa đầu tiên và thanh toán phần lớn nợ nước ngoài của Hàn Quốc đầu thập kỷ 70.

Cũng giống như nhiều quốc gia Châu Á nông nghiệp là một ngành quan trọng của Hàn Quốc thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa con người và đất đai. Nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của hơn 5 triệu người Hàn. Rất dễ nhận thấy những điểm khác biệt chính về nông nghiệp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Tỷ lệ nông nghiệp của Nhật Bản chỉ chiếm 1,7% trong tổng thu nhập quốc dân (GNP) naă 1994 thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc là 7,0%. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp ở Hàn Quốc đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp của các hộ nông dân ở Nhật Bản là 82,0% cao hơn nhiều so với Hàn Quốc 37,5% vào năm 1994.

Các nông hộ của Hàn Quốc cũng như Nhật Bản đều canh tác trên những mảnh đất nhỏ hẹp. Diện tích đất canh tác trung bình của các hộ nông dân Hàn Quốc là 1,28 héc – ta và ở Nhật là 1,4héc ta năm 1994 thấp hơn rất nhiều lần so với diện tích đất canh tác của các nông hộ Mỹ. Nếu không tính các nước như Hồng Kông, Singapo, thì Hàn Quốc là quốc gia có diện tích đất canh tác theo hộ nhỏ nhất trên thế giới.

Do diện tích đất trồng trọt hạn hẹp buộc nông dân Hàn Quốc phải canh tác đất đai của họ một cách có hiệu quả và tận dụng tăng năng suất nông nghiệp ở mức tối đa. Nhờ vậy, sản lượng nông nghiệp của Hàn Quốc tương đối cao. Năm 1977 sản lượng lúa trên 0,4ha của Hàn Quốc cao nhất thế giới do áp dụng các giống lúa mới phù hợp với điều kiện của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, do thiếu đất Hàn Quốc phải nhập một lượng lớn lương thực từ các quốc gia khác. Từ đầu thập kỷ 60 khả năng tự cung cấp lương thực của Hàn Quốc ngày càng giảm sút (trừ lúa gạo). Năm 1965, Hàn Quốc gieo trồng 93,9% cây lương thực nhưng đến năm 1995 giảm xuống chỉ còn 27%. Năm 1994, nhìn chung, Hàn Quốc phải nhập hơn 70% lương thực để đáp ứng mức tiêu dùng trong nước. Trong đó 98,6% là ngô và 87,4% là đỗ tương. Chỉ những năm gần đây, Hàn Quốc mới tự cung cấp gần đủ lúa gạo, chủ yếu nhờ tăng năng suất lúa gạo và thị hiếu tiêu dùng của người dân đô thị Hàn Quốc thay đổi chuyển từ tiêu thụ gạo sang ngũ cốc và các loại lương thực khác. Bởi vì gạo là lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của người dân Hàn Quốc từ xưa cho đến nay lên việc tự cung tự cấp về lúa gạo có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là yếu tố trọng tâm trong chính sách nông nghiệp của Hàn Quốc.

Khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên phần nào đó đã và đang hạn chế việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc, do đó việc phụ thuộc lương thực nhập khẩu trong tương lai vẫn là điều hiển nhiên và tiếp tục tăng. Và buộc Hàn Quốc phải có những biện pháp thúc đẩy tăng năng suất lúa gạo. Rõ ràng điều này rất khó thực hiện bởi tăng sản lượng lương thực điều đó đòi hỏi diện tích đất nông nghiệp phải được mở rộng.

Với một đất nước nghèo đất đai như Hàn Quốc thì việc sử dụng đất một cách có hiệu quả có ý nghĩa sống còn. Như đã đề cập ở trên, cần phải tối đa hóa đất nông nghiệp. Chính vì vậy, chính sách tối đa hóa sản xuất đất nông nghiệp trước đây của Hàn Quốc chủ trương cấm biến đất trồng trọt thành đất phi nông nghiệp hoặc được sử dụng xây dựng các khu đô thị, góp phần đáng kể trong việc duy trì diện tích đất nông nghiệp vốn hạn hẹp của mình. Từ năm 1973, mặc dù dân số và quy mô phát triển ở thủ đô Seoul ngày càng tăng song diện tích hành chính rộng 605km2 không hề thay đổi. Mặt khác, từ đó đến nay dân số Seoul đã tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người dân Seoul tăng gấp 5 lần, do đó giá đất đai và nhà ở tăng vọt. Do nguồn đất khan hiếm, nên chính phủ Hàn Quốc đặt ra một loạt các biện pháp sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Nhưng rút cuộc, kết quả lại đi ngược với những mong muốn của chính phủ. Giới doanh nghiệp rất khó có được một mảnh đất để xây dựng nhà máy công nghiệp hay dùng cho công việc kinh doanh, dẫn đến nạn quan liêu cửa quyền để được một mảnh đất kinh doanh, họ phải tiến hành 60 thủ tục khác nhau qua cửa 199 cơ quan chính phủ. Khối lượng giấy tờ cho những thủ tục này lên tới con số 374. Do vậy, rất nhiều người Hàn Quốc muốn biến đất nông nghiệp, đặc biệt là những cánh đồng lúa thành các khu đô thị. Theo Kenichi Omae – nhà bình luận kinh tế người Nhật, điều tương tự cũng đã xảy ra ở Tokyo và nhiều thành phố khác của Nhật Bản, chính sách nông nghiệp này chính là nguyên nhân dẫn đến giá đất tăng khủng khiếp. Nên trong tương lai, Hàn Quốc cần có chính sách sử dụng đất uyển chuyển để làm thế nào có thể biến diện tích đất nông nghiệp thành khu công nghiệp và đô thị.

Mặc dù có những lợi thế so sánh về nông nghiệp song chiến lược tăng trưởng lấy công nghiệp làm trọng vẫn phù hợp nhất với Hàn Quốc, do đó, rất nhiều người Hàn Quốc từ các vùng nông thôn đổ xô ra các khu đô thị. Còn đối với Nhật Bản và một số quốc gia khác, nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng, cung cấp vốn thặng dư cho công nghiệp hóa trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Ngược lại, đối với Hàn Quốc, nông nghiệp cung cấp chủ yếu lao động thặng dư cho phát triển công nghiệp. Cung về vốn rất hạn chế. Mặc dù đất đai nông nghiệp của Hàn Quốc không thuộc loại tốt, song nông nghiệp của Hàn Quốc không hề bị tụt hậu mà trên thực tế ngày càng phát triển nhanh, phù hợpvới quy mô mở rộng công nghiệp.



Thực hiện: Ngọc Lan

Biên tập: nhóm website

Scroll To Top