Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Chính trị


  • NHỮNG THAY ĐỔI TRONG QUAN ĐIỂM CỦA TRIỀU TIÊN ĐỐI VỚI HÀN QUỐC

    Mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc tiếp tục căng thẳng, trong bối cảnh gần đây Triều Tiên có những thay đổi trong quan điểm đối với Hàn Quốc. Triều Tiên đã bỏ mục tiêu thống nhất với Hàn Quốc, tiến hành sửa đổi một số nội dung trong Hiến pháp liên quan tới vấn đề hòa giải với Seoul; xác định Hàn Quốc là “kẻ thù chính”; bên cạnh đó còn phá huỷ tượng đài thống nhất quốc gia, hủy bỏ mọi hợp tác kinh tế với Hàn Quốc; đồng thời đóng cửa một loạt cơ quan phụ trách các vấn đề liên Triều.... Động thái này từ phía Triều Tiên cho thấy cánh cửa đối thoại liên Triều dường như bị khép lại, mở đường cho những quyết định cứng rắn hơn nữa của Triều Tiên đối với Hàn Quốc trong tương lai.

  • TÍN HIỆU TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA TRIỀU TIÊN

    Trong những năm qua do tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19, Triều Tiên đã áp đặt các biện pháp ngăn chặn đại dịch nghiêm ngặt nhất thế giới, trong đó gần như cấm hoàn toàn việc đi lại và xây tường biên giới quy mô lớn. Điều này dẫn đến nhiều đại sứ quán ở Triều Tiên đóng cửa vì không thể luân chuyển nhân viên hoặc vận chuyển vật tư. Tuy nhiên gần đây, Triều Tiên bắt đầu nới lỏng các hạn chế quốc tế, mở cửa lại biên giới sau đại dịch. Và đây chính là tín hiệu tích cực để các nước có mối quan hệ hữu nghị với Bình Nhưỡng tăng cường hoạt động ngoại giao đã bị đình trệ trong những năm qua.

  • NHỮNG THAY ĐỔI CỦA BỘ AN TOÀN HÀNH CHÍNH HÀN QUỐC GẦN ĐÂY

    Năm 2017, Bộ An toàn Hành chính Hàn Quốc (Ministry of the Interior and Safety – MOIS, tên tiếng Hàn 행정안전부) được thành lập. Hiện tại, MOIS là cơ quan có nhiều chức năng, nhiệm vụ tương ứng với Bộ Nội vụ ở Việt Nam. Quá trình hình thành và thay đổi của cơ quan này bắt đầu từ năm 1948, trải qua nhiều lần sáp nhập, thay đổi chức năng và nhiệm vụ. Cụ thể, MOIS chịu trách nhiệm về các công việc chung của Hội đồng Nhà nước, ban hành các luật và quy định, tổ chức chính phủ và số lượng quan chức theo quy định, đổi mới chính phủ, hiệu quả hành chính, chính phủ điện tử

  • HÀN QUỐC TĂNG CƯỜNG TẬP TRẬN CHUNG

    Trước các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên, Hàn Quốc tăng cường các biện pháp phòng vệ, đồng thời củng cố hợp tác an ninh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Điều này được thể hiện ở việc Hàn Quốc tăng cường tập trận chung với nhiều nước.

  • TRIỀU TIÊN THỂ HIỆN SỨC MẠNH NGOẠI GIAO-QUỐC PHÒNG NHÂN DỊP KỶ NIỆM 70 NĂM ĐÌNH CHIẾN

    Ngày 27/7/1953, các bên liên quan trong cuộc chiến Triều Tiên bắt đầu từ ngày 25/6/1950 gồm đại diện quân đội Triều Tiên, Trung Quốc và đại diện quân đội Liên Hiệp quốc đã kí kết Hiệp định đình chiến. Trải qua 7 thập niên, Hàn Quốc và Triều Tiên trên danh nghĩa vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Ngày 27/7 được phía Hàn Quốc gọi là  Ngày Đình chiến (정전 기념의 일) còn phía Triều Tiên gọi là Ngày chiến thắng (전승절). Năm 2023, nhân dịp kỷ niệm 70 năm đình chiến, Triều Tiên đã tiến hành nhiều sự kiện lớn và ý nghĩa về an ninh quốc phòng và ngoại giao, thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.

  • LUẬT NGOẠI GIAO CÔNG CHÚNG CỦA HÀN QUỐC

    Văn hóa Hàn Quốc nói chung, văn hóa truyền thống Hàn Quốc nói riêng được truyền bá ở nhiều cấp độ khác nhau, tới nhiều đối tượng đa dạng. Đóng góp vào thành công này, không thể không nhắc tới Luật Ngoại giao công chúng, một nền tảng pháp lý quan trọng thúc đẩy hoạt động ngoại giao công chúng của Hàn Quốc từ năm 2016 đến nay.

  • KHỞI ĐẦU MỚI CHO QUAN HỆ HÀN - NHẬT

    Quan hệ Nhật - Hàn gặp phải nhiều những sóng dưới thời cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in do những mâu thuẫn liên quan đến vấn đề bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng bức lao động thời chiến. Những kỳ vọng về sự đổi thay trong mối quan hệ song phương được nhen nhóm dưới thời tổng thống Yoon Suk-yeol sau khi ông có chuyến thăm đầu tiên đến Nhật Bản vào tháng 3/2023

  • TRIỀU TIÊN THỂ HIỆN SỨC MẠNH CỦA QUÂN ĐỘI

    Đêm 8/2 tại thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên đã tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm thành lập Quân đội với sự tham dự của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng phu nhân Ri Sol-ju và con gái Kim Ju-ae. Tại đây, Triều Tiên đã phô diễn sức mạnh sản xuất tên lửa của mình, trưng bày nhiều tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), đồng thời hé lộ về một loại tên lửa nhiên liệu rắn mới. Hình ảnh do hãng truyền thông nhà nước KCNA công bố về cuộc duyệt binh cho thấy có tới 11 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 lớn nhất của Triều Tiên, nó có thể tấn công tới gần như mọi nơi trên thế giới bằng đầu đạn hạt nhân. Phát triển ICBM nhiên liệu rắn từ lâu đã được coi là mục tiêu chính của Triều Tiên, vì nó có thể khiến các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân khó bị phát hiện và khó bị tiêu diệt hơn

  • NATO-HÀN QUỐC THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC

    Ngày 29/1/2023, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã tới Hàn Quốc - đây là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du tới châu Á nhằm tăng cường quan hệ với các đồng minh của Mỹ.

  • TRIỀU TIÊN THÔNG QUA LUẬT MỚI VỀ HẠT NHÂN

    Cánh cửa phi hạt nhân hóa Triều Tiên dường như bị khép lại khi ngày 9/9 truyền thông Triều Tiên cho biết Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên ngày 8/9 đã thông qua luật mới chính thức tuyên bố Bình Nhưỡng là quốc gia hạt nhân và cho phép thực hiện quyền tấn công hạt nhân phủ đầu để tự vệ. Ông Kim Jong-un đã khẳng định đường lối tuyệt đối không từ bỏ vũ khí hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh chính sách hạt nhân của Bình Nhưỡng là không thể đảo ngược. Theo ông Kim, ý nghĩa quan trọng nhất của việc lập pháp hóa chính sách vũ khí hạt nhân là vạch ra một ranh giới không thể cứu vãn, để từ đó không thể có sự thương lượng về vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng





Scroll To Top