Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Xã hội


  • TÌM HIỂU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM (Phần 2)

    Có thể nói, các hoạt động CSR tiêu biểu ở đây bao gồm các hoạt động đa dạng như xây nhà tình thương, đến thăm và quyên tặng những trang thiết bị, tuyển dụng định kỳ người khuyết tật, cung cấp miễn phí các dịch vụ y tế v..v, tùy từng doanh nghiệp đã làm tốt theo những cấp độ khác nhau. Song, có một điểm chung là các công ty này không chỉ thực hiện trách nhiệm xã hội như một hoạt động tình nguyện đơn thuần mà họ còn triển khai một cách đều đặn những hoạt động này để có thể hỗ trợ được nhiều hơn nữa những khu vực cần giúp đỡ thông qua sự hợp tác với xã hội địa phương, kể từ khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

  • TÌM HIỂU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM (Phần 1)

    Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc. Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội.

  • SỰ TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA ĐA VĂN HOÁ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (phần 3)

    VI. LỜI KẾT

    Điểm trung bình của người trả lời trong điều tra này là 51,17 điểm, nằm ở khoảng giữa, không quá cao cũng không quá thấp. Tất nhiên, để đo lường chính xác hơn cho dù con số này là cao hay thấp, có thêm nhiều cuộc điều tra hơn nữa sẽ là cần thiết để xem xét các xu hướng trong những năm qua. Các nghiên cứu về sự tiếp nhận đa văn hóa vẫn chỉ ở giai đoạn đầu. Những nghiên cứu dài hạn sẽ là cần thiết để tìm hiểu các hình thức tiếp nhận đa văn hóa và xác định những cải tiến cần thiết và chính sách tốt nhất có thể.

  • SỰ TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA ĐA VĂN HOÁ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (phần 2)

    IV. Mức độ tiếp nhận đa văn hóa của người Hàn Quốc hiện nay

    KMCI được thiết kế để tăng sự rõ ràng của thông tin và cung cấp hiệu quả kết quả đo lường. Trong nghiên cứu năm 2011, mối quan hệ giữa các biến tiềm năng và biến đo lường được dựa vào mô hình hoá phương trình kết cấu để đưa giá trị trọng lượng về 8 nhân tố và do đó, tạo ra một chỉ số tiếp nhận văn hóa được đo trên thang điểm từ 0 đến 100.

  • SỰ TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA ĐA VĂN HOÁ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (phần 1)

    I. Lời mở đầu

    Một phụ nữ trẻ ở Suwon bị giết tàn bạo bởi một người đàn ông Hàn Quốc gốc Trung Quốc tên là Oh Won-chun và cuộc bầu cử của người nhập cư Philipine Lee Jasmine như một nhà lập pháp của Đảng cầm quyền Saenuri theo tỷ lệ tương ứng nằm trong số những sự kiện gây nhiều tranh cãi gần đây đã làm chấn động xã hội của chúng ta. Hai trường hợp này có thể xuất hiện hoàn toàn khác nhau nhưng chúng cùng chia sẻ một chủ đề chung là làn sóng người nhập cư và chủ nghĩa đa văn hóa trong xã hội Hàn Quốc gần đây.

  • BAN HÀNH LUẬT LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI CƠ BẢN

    Theo một cuộc điều tra thống kê điều kiện việc làm của Hàn Quốc tháng 6 năm 2012, sự tham gia hoạt động kinh tế và tỷ lệ việc làm của người nước ngoài ở Hàn Quốc cao hơn so với người dân bản địa, song, cũng đồng nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp của họ. Mặc dù các số liệu khác về lao động nước ngoài đã có nhưng độ tin cậy của nó là cả vấn đề. Cuộc điều tra của cơ quan hoạt động hình thức nhà nước được phát hành vào ngày 23 tháng 11 làm sáng tỏ một cách có hệ thống về sự tham gia thị trường lao động của những người nhập cư tái định cư, bao gồm cả những người thường trú, người Hàn Quốc với quốc tịch nước ngoài nắm giữ thị thực cư trú ở Hàn Quốc, những người nhập cư kết hôn và những cư dân có trình độ khác.

  • QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP VỀ HỢP ĐỒNG PHỤ NỘI BỘ

    Sau phán quyết của Tòa án Tối cao về hợp đồng phụ nội bộ vào tháng 2/2012, tất cả các Đảng chính trị đều đưa ra cam kết bảo vệ các lao động hợp đồng phụ nội bộ. Những cam kết này xuất phát từ các dự luật có liên quan đến hợp đồng phụ nội bộ. Ngày 30 tháng 5, Đại diện Lee Han-gu của Đảng Saeunri đã đề xuất một “Dự luật bảo vệ các lao động hợp đồng phụ nội bộ” và vào ngày 9 tháng 7, Đại diện Eun Su-mi nộp “Dự thảo xem xét cục bộ luật bảo vệ các lao động được chuyển giao”.

  • NGƯỜI CAO NIÊN HÀN QUỐC THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH VAY NỢ VÔ KỲ HẠN VÀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở

    Chương trình vay nợ vô kỳ hạn là một chương trình vay vốn đặc biệt ưu đãi của chính phủ Hàn Quốc dành cho người cao niên trên 62 tuổi. Họ là người có sở hữu nhà riêng nhưng không có thu nhập, vì vậy, họ lấy ngôi nhà làm vật thế chấp để có thu nhập ổn định và tiền sinh hoạt hàng tháng trong cuộc sống.

  • CHÍNH SÁCH GIẢM GIỜ LÀM Ở HÀN QUỐC

    Vào năm 2004, Hàn Quốc từng bước thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ đối với các doanh nghiệp dựa trên số lượng nhân viên của họ. Từ tháng 7/2011, tuần làm việc theo quy định mới đưa ra đã được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có từ 5 nhân viên trở lên. Cùng với đó, vấn đề bao gồm giới hạn giờ làm việc cho phép dường như đã được giải quyết.





Scroll To Top