Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Kinh tế


  • ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC QUA GÓC NHÌN CỦA CHUYÊN GIA HÀN QUỐC (Phần 1)

    Kể từ sau thời kỳ  '12.5 '[1], nền kinh tế Trung Quốc đã bước qua thời kỳ tăng trưởng cao gồm hai con số và bước vào thời kỳ quá độ với tốc độ tăng trưởng thấp, đồng thời 6 tháng đầu năm 2012 được coi như là thời điểm đáng khích lệ khi tốc độ tăng trưởng đạt mức 8%. Tốc độ tăng trưởng tiềm năng đã giảm và xuất hiện tình trạng “hai đáy”,  hiện tượng “lạm phát thấp, tăng trưởng thấp” trong nền kinh tế Trung Quốc.



    [1] Thời kỳ 12.5 chính là thời gian thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 12” - một chiến lược lớn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc từ năm 2011 đến năm 2015. Kế hoạch này t iếp tục cổ vũ những mục tiêu đề ra trong ba kế hoạch trước đây như: cải thiện chất lượng tăng trưởng và tạo nền tảng cho một đất nước phồn vinh bậc trung, đồng thời xác định cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, cơ sở hạ tầng xã hội và giải quyết sự bất bình đẳng gia tăng  và đưa ra ba hướng chính là cải tổ và nâng cấp ngành sản xuất trong các lĩnh vực như “chuyển đổi và nâng cấp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp trọng tâm”,  đào tạo một cách có chiến lược các ngành công nghiệp mới nổi, tiếp tục phát triển ngành dịch vụ mang tính sản xuất, nâng cấp và đổi mới ngành sản xuất.

     

  • CHÍNH SÁCH NAME-AND-SHAME (TUYÊN DƯƠNG VÀ BÊU TÊN) CỦA HÀN QUỐC

    Từ tháng 2/2014, Hàn Quốc sẽ triển khai một chính sách name-and-shame (tuyên dương và bêu tên) nhằm công khai các doanh nghiệp có tỷ lệ lao động nữ thấp. Đây cũng là chính sách nhằm tạo thêm 1,65 triệu việc làm cho phụ nữ  xứ sở kim chi của Tổng thống Park.

    Theo một tuyên bố chung giữa 6 Bộ của Hàn Quốc vào tháng 2/2014, các bước của chính sách sẽ bao gồm việc tăng các khoản trợ cấp cho các ông bố bà mẹ khi nghỉ chăm sóc con và ưu đãi với các công ty “thân thiện gia đình” khi tham gia các hợp đồng với chính phủ.

  • VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC CHÍNH THỨC KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) SONG PHƯƠNG

    Ngày 5/5/2015,  Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết FTA song phương. Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, FTA Việt Nam – Hàn Quốc đã được chính thức ký kết bởi Bộ trưởng thương mại hai nước trong một buổi lễ tổ chức tại Hà Nội, khoảng một tháng ngay sau khi thỏa thuận này được ký tắt. FTA này còn cần phải được phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp tương ứng của cả hai bên trước khi chính thức có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày đầu tiên tháng thứ hai kể từ ngày hai bên thông báo bằng văn bản qua kênh ngoại giao về việc hoàn thành các thủ tục nội bộ, hoặc từ ngày nào khác mà hai bên thống nhất.

  • MỘT VÀI ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHUYÊN GIA HÀN QUỐC VỀ CHÍNH SÁCH THAY ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN KINH TẾ HÀN QUỐC (Phần 2)

    Còn về mặt tái cấu trúc cơ cấu, Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn mục tiêu trọng tâm là cải cách cơ cấu về mặt cung cấp được chỉ ra trong học thuyết kinh tế mới Likonomics[1] và xúc tiến thực hiện các chính sách có liên quan như loại bỏ các thiết bị dư thừa công suất và giảm tỷ lệ doanh nghiệp quốc doanh.



    [1]Học thuyết Likonomics” được gọi với cái tên mỹ miều “thuyết kinh tế học Lý Khắc Cường” do các nhà kinh tế học gán cho các chiến lược kinh tế mà thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề xuất, “Likonomics” gồm 3 mục tiêu: không kích thích kinh tế(No stimulus), Giảm nợ(Deleveraging) và cải cách cơ cấu(Structural Reform)

  • MỘT VÀI ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHUYÊN GIA HÀN QUỐC VỀ CHÍNH SÁCH THAY ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN KINH TẾ HÀN QUỐC (Phần 1)

    Kể từ khi cải cách và mở cửa (từ 1979 đến 2012), nền kinh tế của Trung Quốc  đã đạt ở mức cao với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lên tới 9,9%. Đồng thời, Trung Quốc đã trở thành điển hình về mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, với những lợi thế rất lớn về các nhân tố như lao động, tài nguyên, qua đó, thu hút được vốn và động lực tăng trưởng là xuất khẩu, đầu tư.

  • TRIỂN VỌNG NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC TRONG NĂM 2015

    Năm 2014, Hàn Quốc đã đạt mức kỷ lục về khối lượng mậu dịch, xuất khẩu và thặng dư tài khoản mậu dịch trong hai năm liên tiếp. Nhờ những thành quả này mà nền kinh tế Hàn Quốc có thể kỳ vọng vào một tương lai sáng sủa hơn trong năm 2015. Tuy nhiên, còn quá sớm để có thể lạc quan, bởi vì các điều kiện kinh tế của đất nước này không được thuận lợi cho lắm, do tiêu dùng nội địa và nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong quá trình phục hồi. Vậy triển vọng nền kinh tế Hàn Quốc trong năm 2015 sẽ ra sao?

  • TƯƠNG LAI VIỆC HỢP TÁC CÔNG NGHIỆP GIỮA EU VÀ HÀN QUỐC (Phần 3)

    Châu Âu có một lợi thế cạnh tranh trong việc khám phá tri thức khoa học, nhưng vẫn còn tương đối yếu trong thương mại hóa. Mặt khác, Hàn Quốc tự hào có một hệ thống sáng tạo cho phép tiết kiệm chi phí lớn trong sản xuất. Theo đó, kiến thức sâu rộng của châu Âu về khoa học và hiệu quả thương mại của Hàn Quốc có thể tạo ra cơ hội hợp tác win-win (nghĩa là cả hai bên cùng thắng).

  • TƯƠNG LAI VIỆC HỢP TÁC CÔNG NGHIỆP GIỮA EU VÀ HÀN QUỐC (Phần 2)

    Năm 2012, Vương quốc Anh giới thiệu một ví dụ của sức sống văn hóa với thế giới trong lễ khai mạc của Thế vận hội London. Lễ khai mạc này nhắc nhở thế giới về sự sáng tạo, đổi mới và sức mạnh văn hóa của nước Anh bởi sự xuất hiện của một dàn các nhân vật nổi tiếng nhất của quốc gia.

  • TƯƠNG LAI VIỆC HỢP TÁC CÔNG NGHIỆP GIỮA EU VÀ HÀN QUỐC (Phần 1)

    Thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 chứng kiến ​​châu Âu trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Trong quý đầu tiên của năm 2013, cộng đồng chung Châu Âu trải qua quý thứ sáu liên tiếp của tăng trưởng âm trong khi tỷ lệ thất nghiệp của nó tăng 12,1 %.

  • NHỮNG BIẾN ĐỔI MỚI NHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG NHÂN SỰ CỦA HÀN QUỐC 2013 (Phần 2)

    Hài lòng công việc của lao động Hàn Quốc giảm mạnh

    Trong điều tra hàng năm về lao động toàn cầu của Towers-Waston tháng 7/2012 cho thấy, lao động Hàn Quốc thuộc nhóm ít cam kết với công việc nhất ở châu Á. Tỷ lệ lao động cam kết cao với công việc chỉ đạt 17% trong khi hơn 40% lao động thể hiện không cam kết với công việc, cao hơn 27% của các nước châu Á.





Scroll To Top