Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Văn hoá


  • PARK JI – WON (PHÁC CHỈ NGUYÊN): CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP (Phần 1)

    1. Một cuộc đời không bình yên

    Park ji – won (Phác Chỉ Nguyên) sinh năm 1737, tức năm thứ 13 đời vua Anh Tổ; mất năm 1805, tức năm thứ 5 đời vua Thuần Tổ, tên tự là Trọng Mỹ, hiệu là Yến Nham, là con thứ của một gia đình yang ban (quí tộc) lớn thuộc dòng họ Park danh giá ở Ban Nam (Phan Nam). Các bậc tiên tổ của dòng họ Park này có người là quan văn danh tiếng, có người là công thần do lập nhiều công trạng trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản năm Nhâm Thìn.

  • THỰC HỌC TRỖI DẬY VÀ TÂY HỌC DẦN TIẾN SANG PHƯƠNG ĐÔNG (Phần 2)

    Tây học truyền vào ChoSun nghe nói là từ khi xảy ra Nhâm Thìn Oa loạn. Trong đội quân của một tướng chỉ huy người Oa (Nhật Bản) tên là Tiểu Tây Hành Trưởng có một người truyền giáo tên là Mesi – Pester. Trên thực tế, người này tuy đã tới ChoSun nhưng chưa có hoạt động truyền giáo. Tôn giáo phương Tây truyền vào ChoSun là thông qua Trung Quốc.

  • THỰC HỌC TRỖI DẬY VÀ TÂY HỌC DẦN TIẾN SANG PHƯƠNG ĐÔNG (Phần 1)

    Lời người dịch (Lý Xuân Chung):

    Bước vào thời kỳ trung hậu kỳ, xã hội Chosun đã có nhiều biến chuyển. Dẫu Loạn Nhật Bản năm Nhâm Thìn và Loạn giặc Hồ năm Bính Tý đã chấm dứt nhưng cuộc sống của đông đảo nhân dân vẫn không bớt khó khăn. Đây là điều kiện và thời cơ để Thực học phát triển. Thời kỳ này cũng là thời kỳ Tây học bắt đầu du nhập vào bán đảo Hàn.

    Bài dịch dưới đây đã khái quát bối cảnh xã hội Chosun, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới của Văn học Hàn Quốc. Bài này có nhiều thông tin thú vị, hữu ích và những lý luận sâu sắc của tác giả. Xin giới thiệu cùng bạn đọc để tham khảo.

  • TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA HYANGKA (HƯƠNG CA) HÀN QUỐC (Phần 3)

    Thứ ba, phản ánh đời sống văn hóa tinh thần sâu sắc của người Shilla

    (1) Phản ánh sâu sắc đời sống văn hóa tâm linh phong phú

    Hương ca được sáng tác bằng ngôn ngữ Hàn, có nghĩa là từ cách tư duy, tiếp cận, sử dụng công cụ giao tiếp để sáng tác thuận lợi hơn nhiều so với sử dụng ngôn ngữ ngoại lai (cụ thể là chữ Hán), bởi vậy, Hương ca dễ dàng phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của người Shilla tinh tế và sâu sắc. Hơn nữa, như trên vừa nêu, tam giáo cùng tồn tại và phát triển ở Shilla, đó chính là chất liệu phong phú tạo cho dòng Hương ca phản ánh văn hóa tâm linh đương thời. Trong tam giáo nêu trên, Phật giáo phát triển mạnh nhất thì lẽ đương nhiên văn hóa tâm linh Phật giáo được phản ánh đậm nét nhất. Tiếp sau đó, dòng Quốc tiên cũng được thể hiện rõ nét, trong đó, nổi bật nhất là bài Mộ Trúc chỉ lang ca, Đâu suất ca, Tán Kỳ bà lang ca cùng nhiều ý tứ tâm linh trong một số bài khác. Văn hóa Nho giáo cùng văn hóa tín ngưỡng dân gian cũng được thể hiện đan xen trong một số bài ca như An dân ca, Oán ca, Tế vong muội ca...

  • TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA HYANGKA (HƯƠNG CA) HÀN QUỐC (Phần 2)

    2. Những giá trị của Hương ca

    Thứ nhất, phản ánh sâu sắc sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo

    Từ đầu thời Ba vương quốc (Koguryeo, Baekje, Shila), vào năm 372, tức năm thứ 2 đời vua Sosurim, vua Phù Kiên của nhà Tấn Trung Quốc đã cử sư Thuận Đạo sang Koguryeo để truyền kinh sách và tượng Phật. Năm 374, nhà sư A Đầu của nhà Tấn cũng đến Koguryeo. Triều đình Koguryeo đã cho xây dựng Chomunsa (Thiếu môn tự) và IBunllasa (Y Phật Lan tự) để làm nơi tu hành và truyền đạo của hai nhà sư trên. Đây được coi là mốc thời gian mà Phật giáo truyền vào bán đảo Hàn. Bởi Baekje và Shilla tiếp nhận Phật giáo muộn hơn Koguryeo.

  • TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA HYANGKA (HƯƠNG CA) HÀN QUỐC (Phần 1)

    Mở đầu

    Trong Quyển 5 thuộc Tam Quốc di sự của tác giả Nhất Nhiên có ghi: “Người Shilla rất chuộng Hương ca”. Điều đó cho thấy, Hương ca rất thịnh hành vào thời kỳ Tam quốc và Shilla thống nhất. Do trải qua bao phen binh lửa, thiên tai địch họa mà ngày nay, số lượng Hương ca còn lưu giữ được chỉ tập trung vào hai tác phẩm là Tam Quốc di sựQuân Như truyện. Bài viết sẽ tổng quát, khảo sát tư liệu và tìm hiểu những giá trị đặc sắc của Hương ca Hàn Quốc.

  • KIM SI - SEUP (KIM THỜI TẬP: 1435 – 1493) VÀ TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ NỔI TIẾNG KIM NGAO TÂN THOẠI (Phần 2)

    Đại thể các câu chuyện như sau:

    1. Vạn Phúc tự Hu bồ ký

    Ở Nam Nguyên có chàng thư sinh họ Lương, cha mẹ mất sớm, chưa lập gia đình, sống một mình ở căn phòng phía Đông chùa Vạn Phúc. Theo tục lệ vùng ấy, ngày 24 tháng 3 là ngày hội làng, ngày làm lễ cầu phúc, nam nữ đến chùa rất đông. Tới lúc trời sẩm tối, người đến lễ chùa đã thưa, Lương sinh rút Hu bồ ở trong ống tay áo ra đặt trước Phật đài và khấn rằng nếu thua sẽ làm mâm cỗ lễ tạ, nếu được xin Đức Phật ban cho cô gái xinh đẹp làm vợ. Lương sinh tung Hu bồ chơi và thắng cuộc. Chàng vui mừng nấp sau Phật đài chờ đợi. Quả nhiên có một người đẹp như tiên nữ giáng trần đi tới thắp hương khấn vái trước Phật đài, than thở nỗi cô đơn và cầu xin Đức Phật tìm cho người hợp duyên số.

  • KIM SI - SEUP (KIM THỜI TẬP: 1435 – 1493) VÀ TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ NỔI TIẾNG KIM NGAO TÂN THOẠI (Phần 1)

    Kim Si – seup (Kim Thời Tập) sinh ra trong một gia đình võ quan nghèo ở Hán Thành (Seoul ngày nay) tự là Duyệt Khanh, hiệu Mai Nguyệt Đường, còn có các tên hiệu khác là Đông Phong, Thanh Hàn Tử, Bích Sơn Thanh Ẩn… Ông sinh năm 1435, tức năm thứ 17 đời vua Sejong (Thế Tông) triều đại Choseon (1392- 1910), quê hương ông ở Kang Neung (Giang Lăng), tỉnh Kang Won (Giang Nguyên). Tục truyền ông sinh ra mới được 8 tháng tuổi đã biết chữ, 3 tuổi biết làm thơ chữ Hán. Các tư liệu chép rằng khi ông thấy cảnh xay bột đậu nành bèn xuất khẩu thành thơ:

  • JEONG KEUK-IN (ĐINH KHẮC NHÂN) – TÁC GIẢ SÁNG TÁC KASA (CA TỪ) ĐẦU TIÊN CỦA HÀN QUỐC

    Đinh Khắc Nhân ( 1401 – 1481) có hiệu là Bất Ưu Hiên được sinh ra, lớn lên, học tập và trưởng thành trong thời kỳ thịnh trị nhất của triều đại phong kiến Choseon dưới sự trị vì của nhà vua anh minh Sejong (1418-1450). Vốn được học hành tới nơi tới chốn, lại có tư chất thông minh, đĩnh đạt, ông lần lượt thi đỗ tiểu khoa rồi đại khoa, làm quan trải qua các đời vua Munjong (Văn Tông:1450-1452), Danjong (Đoan Tông: 1452-1455), Sejo (Thế Tổ: 1455-1468) mà không gặp trở ngại gì.

  • KIM CHI – NÉT ĐẸP TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC

    Hàn Quốc được biết đến với tên gọi “xứ sở kim chi”, bởi đây không chỉ là món ăn truyền thống xuất hiện trong mỗi bữa ăn của người Hàn mà nó còn được người dân nước này xem như một “quốc bảo”, biểu trưng cho nét đẹp trong văn hóa ẩm thực và góp phần quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra thế giới.





Scroll To Top